Virus SARS-CoV-2 hiện vẫn chưa được hiểu rõ, do vậy các chuyên gia y tế cần sớm xác định các yếu tố then chốt, như nguồn gốc của virus, những đối tượng dễ bị tổn thương và thời gian ủ bệnh, để đẩy nhanh quá trình bào chế vaccine phòng ngừa và thuốc chữa bệnh.

the gioi can chung tay danh bai ke thu chung covid 19

Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới rất cần sự chia sẻ dữ liệu nghiên cứu về virus Corona chủng mới để điều chế các loại thuốc đặc trị nhằm sớm dập tắt dịch Covid-19

Nỗ lực từng quốc gia chưa đủ để ứng phó hiệu quả Covid-19

Có thể nói không một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào trên thế giới đến lúc này còn có thể thờ ơ hay xem nhẹ dịch Covid-19 khi dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này đã lây lan ra 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến gần 81.000 người nhiễm bệnh, 2.763 người chết. Phòng chống dịch Covid-19 hiện là ưu tiên cấp bách hàng đầu tại những quốc gia và vùng lãnh thổ mà dịch bệnh bùng phát mạnh.

Tại đất nước tâm dịch Trung Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia đông dân nhất thế giới và hiện cũng có số người nhiễm và tử vong vì dịch Covid-19 nhiều nhất (lần lượt là 78.064 và 2.715) này đã phải hoãn kỳ họp Quốc hội để huy động, tập trung các lực lượng và nguồn lực để dập dịch. Cho dù có dấu hiệu bước đầu đã chặn được sự bùng phát của dịch khi chỉ ghi nhận thêm 406 ca nhiễm Covid-19 mới và 52 ca tử vong, song đó vẫn là những con số quá lớn, cho thấy diễn biến của dịch vẫn còn rất phức tạp.

Không phải là tâm dịch song số trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 và tử vong ở các quốc gia như Hàn Quốc, Iran, Italy… rất đáng lo ngại bởi tốc độ lây lan hay tử vong cao bất thường. Trong đó, Hàn Quốc có số ca nhiễm bệnh tăng “dựng đứng” từ 29 trường hợp lên 1.261 trường hợp chỉ trong vòng đúng 10 ngày (từ ngày 16-2 đến 26-2), còn Iran có tới 16 người mắc tử vong trong tổng số 95 ca nhiễm bệnh Covid-19 được ghi nhận…

Tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận các trường hợp mắc Covid-19 hay có nguy cơ đều đã triển khai các biện pháp nghiêm ngặt để dập dịch hoặc ngăn ngừa. Tuy nhiên, với dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khó phát hiện trong thời gian ủ bệnh 14 ngày và dễ lây lan như virus Corona chủng mới này, nỗ lực của riêng lẻ từng quốc gia và vùng lãnh thổ là chưa đủ để đảm bảo có thể phòng chống một cách có hiệu quả nhất.

Một trong những điều quan trọng hàng đầu để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan là phát hiện sớm và cách ly các trường hợp nhiễm bệnh. Để làm được điều này đỏi hỏi các quốc gia và vùng lãnh thổ phải công khai, minh bạch tình hình dịch bệnh, đồng thời chia sẻ các thông tin, dữ liệu liên quan tới các vùng dịch hay những trường hợp mắc và nghi mắc để các quốc gia và vùng lãnh thổ khác có thể theo dõi, giám sát và cách ly trong trường hợp cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa khả năng dịch bệnh lây lan.

Vấn đề quan trọng không kém là việc hợp tác, giúp đỡ những trang thiết bị y tế cũng như nhân lực chống dịch Covid-19. Một trong những nhân tố được cho là khiến dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh tới mức vô cùng khó kiểm soát tại tâm dịch Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) là thiếu các trang thiết bị y tế cũng như đội ngũ nhân viên y tế để phát hiện sớm các ca mắc bệnh và điều trị bệnh nhân Covid-19.

Việt Nam coi trọng hợp tác quốc tế chống dịch Covid-19

Trong cuộc điện đàm mới đây giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nhất trí tăng cường hợp tác giữa hai nước láng giềng trong một cuộc chiến chống dịch Covid-19. Trong đó, hai quốc gia có số ca bệnh Covid-19 nhiều nhất thế giới hiện nay đã nhất trí chia sẻ những kinh nghiệm của việc khám và điều trị của hai nước, cũng như tăng cường hợp tác giữa các giới chức y tế liên quan đến các vấn đề cách ly và phong tỏa khu vực dịch. Chủ tịch Trung Quốc cũng đề xuất chia sẻ những dữ liệu khám và điều trị mà Trung Quốc đã tích lũy được qua cuộc chiến kéo dài hàng tháng qua với mong muốn hữu ích cho việc sớm dập dịch Covid-19.

Một lĩnh vực hợp tác có ý nghĩa quyết định hàng đầu trong việc tiến tới đánh bại “kẻ thù chung” dịch Covid-19 là sớm tìm ra vaccine và phương thuốc đặc trị virus Corona chủng mới (nCoV/SARS-CoV-2). Giáo sư Huang Yanzhong - chuyên gia cấp cao phụ trách y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR), một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận của Mỹ - khẳng định, hợp tác toàn cầu là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Vị giáo sư này nhấn mạnh, virus SARS-CoV-2 hiện vẫn chưa được hiểu rõ, do vậy các chuyên gia y tế cần sớm xác định các yếu tố then chốt, như nguồn gốc của virus, những đối tượng dễ bị tổn thương và thời gian ủ bệnh, để đẩy nhanh quá trình bào chế vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị. Với vai trò và trách nhiệm của tổ chức chuyên ngành lớn nhất toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cần phải gánh vác vai trò đi đầu trong các nỗ lực điều phối, hợp tác quốc tế chống dịch Covid-19.

Là một quốc gia ghi nhận 16 trường hợp nhiễm Covid-19, đến nay đã chữa khỏi cho cả 16 ca bệnh và chưa ghi nhận thêm ca mắc mới nào trong 14 ngày qua, Việt Nam hết sức coi trọng hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch. Trong cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã thể hiện sự coi trọng hợp tác quốc tế này bằng các hành động cụ thể, trong đó Thủ tướng Chính phủ nước ta đã ra ứng phó chung của ASEAN trước dịch bệnh Covid-19. Việt Nam tham gia Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc về hợp tác ứng phó dịch bệnh Covid-19. Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN năm 2020 (ADMM hẹp) mới đây ở Hà Nội cũng đã ra Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh Covid-19.

the gioi can chung tay danh bai ke thu chung covid 19 Cách virus corona "hạ gục" kinh tế thế giới

Số người chết vì virus corona quá nhỏ để tác động đến kinh tế toàn cầu nhưng nỗi sợ mà nó gây ra lại đủ ...

Ngày đăng: 08:32 | 27/02/2020

/ anninhthudo.vn