Đề xuất cải tiến chữ viết của PGS-TS Bùi Hiền vẫn nhận được sự quan tâm của dư luận. Đa phần ý kiến bày tỏ không ủng hộ, vì không dễ thay đổi thói quen sử dụng chữ viết của người dân.

thay vi tranh cai hay nghi cach nang tam cho tieng viet

Dù mới chỉ là ý tưởng, đề xuất cải tiến chữ viết đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Dù việc này mới chỉ dừng ở ý tưởng, được nhà khoa học đưa ra trong một hội thảo chuyên ngành, chưa phải là quan điểm chính thức của cơ quan quản lý, nhưng vẫn gây tranh cãi trong dư luận xã hội.

Những ngày qua, Lao Động nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc chia sẻ quan điểm về đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền.

Lao Động xin trích đăng ý kiến của độc giả “Pearl Nguyễn” về đề xuất đang gây tranh cãi này. Bạn đọc đã chỉ ra rằng, ngôn ngữ nào cũng có những bất hợp lý, nếu làm quen và chấp nhận nó, "bất hợp lý" đó sẽ thành bản sắc riêng.

“Các nhà khoa học hoàn toàn có quyền nghiên cứu, người dân hoàn toàn có quyền phản biện. Chỉ có điều, cả hai phía đều cần nghiêm túc và công tâm.

Trước đây, tôi học tiếng Nga, các động từ trong tiếng Nga chia theo các ngôi, và sau khi chia thì cách viết cũng không còn giống nhau nữa. Không ai hiểu vì sao lại thế. Trước đây, các thầy cô dạy mà không lý giải được thì đã đành, ngay cả những người bạn Nga mà sau này tôi tiếp xúc, họ cũng không thể giải thích thoả đáng. Cách duy nhất là chúng ta phải học thuộc lòng nó mà thôi!

Sau đó tôi học tiếng Anh. Nguyên một cái động từ “to be” thôi mà lớp tôi học cả tháng vẫn chưa nhớ được hết nghĩa và cách chia. Còn cái đám động từ bất quy tắc thì loạn cào cào hết cả. Và cách duy nhất cũng vẫn là học thuộc lòng.

Tôi còn có cả quãng thời gian học tiếng Nhật nữa. Đây là thứ ngôn ngữ khó nhằn. Chúng tôi luôn bị ám ảnh bởi “bộ nọ bộ kia” mỗi khi muốn giải thích một từ Hán cổ trong tiếng Nhật. Muốn nhớ nằm lòng thì cũng vẫn lại phải thuộc lòng.

Tôi có rất nhiều bạn quốc tế nói tiếng Việt rất giỏi. Họ khen rằng những dấu: Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã của chúng ta thật tuyệt, chúng giúp cho từ ngữ trở nên trầm bổng có nhịp điệu.

Còn “ngh” đi với nguyên âm “i, e, ê” thì đã sao? Đó cũng chỉ đơn giản như cách dùng một động từ bất quy tắc trong tiếng Anh thôi! Cứ thuộc lòng là ổn hết!

Mỗi ngôn ngữ đều có những đặc thù riêng, và đó là niềm tự hào dân tộc. Cái gọi là “bất quy tắc” hiển hiện trong mọi ngôn ngữ. Người ta chấp nhận điều đó như chấp nhận “thuyết tương đối”. Và cho dù khó đến đâu, nếu cần thì vẫn cứ phải học.

Theo thiển nghĩ của cá nhân tôi, vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, điều chúng ta nên làm là nghĩ cách nâng tầm quan trọng cho tiếng Việt. Một khi tiếng Việt đủ mạnh, nó sẽ trở nên thông dụng hoá, sẽ trở nên cần thiết. Và khi đó người nước ngoài học tiếng Việt cũng chỉ tương tự như chúng ta học tiếng Anh mà thôi!

Mà ai làm gì thì làm, hãy “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”!

thay vi tranh cai hay nghi cach nang tam cho tieng viet Bộ GDĐT nói gì về đề xuất cải cách tiếng Việt gây sốc?

Bộ GDĐT trân trọng tất cả các công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học. Tuy nhiên, Bộ không ...

thay vi tranh cai hay nghi cach nang tam cho tieng viet Dự án cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền: khó đồng tình, không khả thi

Đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia về ngôn ngữ, văn hóa, các nhà văn, nhà giáo… lên tiếng về “dự án” ...

thay vi tranh cai hay nghi cach nang tam cho tieng viet Lãng mạn không khả thi

Nóng trên báo chí và “phây” mấy ngày nay là chuyện đề án cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt từ 38 xuống còn 31 ...

Ngày đăng: 06:00 | 01/12/2017

/ Lao động