Dù có tháo dỡ công trình sai phạm trên núi Cái Hạ - Tràng An thì cũng không lấy lại được nguyên trạng di tích, thậm chí hư hỏng thêm.

Phá không ổn, dỡ không xong

Sau buổi làm việc ngày 14/3 với UBND tỉnh Ninh Bình, Thứ trưởng Bộ VHTT-DL Đặng Thị Bích Liên đề nghị UBND đẩy nhanh tiến độ thanh tra toàn diện những hoạt động xây dựng trái phép tại núi Cái Hạ, Quần thể Danh thắng Tràng An, đồng thời sớm phê duyệt phương án tháo dỡ.

Đề cập đến phương án tháo dỡ, chia sẻ với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, người có nhiều kinh nghiệm về khai thác núi đá cho rằng sẽ rất khó khăn, với địa hình cheo leo như núi Cái Hạ.

Ông cho biết: "Về nguyên tắc không được phép xây dựng bê tông cốt thép lên tất cả các địa danh được công nhận là di sản, UNESCO đã khuyến cáo đây là điều tối kị.

Cũng như các Tập đoàn muốn làm cáp treo vào hang Sơn Đoòng nhưng UNESCO đã cảnh báo không bao giờ được nghĩ tới chuyện này, phải bảo tồn giá trị của di sản đó một cách nguyên trạng, vì con người can thiệp sẽ làm mất tính nguyên sơ.

Mà Tràng An Ninh Bình là một di sản quý, di sản duy nhất được công nhận là Di sản Thế giới với các tiêu chí về văn hóa, về vẻ đẹp thẩm mỹ và về địa chất - địa mạo, nên việc xây dựng công trình trên đá là không tốt".

thao do cong trinh xam hai loi trang an lam hong them

Công trình sai phạm trên núi Cái Hạ

Riêng về yêu cầu dỡ bỏ công trình, theo ông Khiển, với suy nghĩ người nông dân thì tôi thấy việc yêu cầu phá bỏ đi chỉ là phương án để răn đe các công trình khác, các doanh nghiệp khác không tái phạm.

Thế nhưng phá dỡ đi có khi lại rất xấu vì đã bạt hết đá làm mặt bằng để làm bậc thang lên núi, mà khu vực này điển hình là một vùng cát-tơ đá vôi, cực kỳ dễ bị tổn hại nếu bị tác động.

Đặc biệt, đã đổ bê tông lên thì địa hình cát-tơ không còn nữa, mất vĩnh viễn, tài nguyên không thể tái tạo, có đập cũng sẽ trơ ra chỗ xâm hại thô bạo. Bây giờ nếu phá dỡ những thứ gì liên quan bê tông cốt thép phải cho đi hết, khi đó sẽ mất địa hình đặc trưng của di sản và tất nhiên vẫn bị coi là xâm hại.

"Tôi rất tiếc là sự việc đã rồi, nên làm gì thì đây cũng là một lỗi lầm lớn và nghiễm nhiên lại rơi vào thực trạng để không được và tháo không xong", ông Khiển khẳng định.

Và cho rằng, phải thi hành pháp luật nghiêm khắc, răn đe các doanh nghiệp khác, khẳng định không có chuyện phạt cho tồn tại.

"Tôi nói đơn giản như 8B Lê Trực bắt phải cắt bỏ, trong khi dù đó không phải di sản mà chỉ là răn đe các trường hợp khác, tháo dỡ đi là công trình cũng không được nguyên trạng như ban đầu.

Chắc chắn khi các nhà quản lý UNESCO nhìn thấy và chúng ta sẽ bị khiển trách ngay lập tức, vì không nâng cao công tác quản lý nhà nước.

Và việc phá đi sẽ cực kỳ tốn kém về kinh phí, nguy hiểm cho khu vực bên dưới khi phá bỏ, rồi vận chuyển các khối tảng bê tông được đập phá xuống dưới rất khó khăn, có thể xâm hại di sản mạnh hơn.

Phải có một công ty chuyên tháo dỡ, kèm theo đó là một Hội đồng bao gồm các chuyên gia về di sản, các nhà cố vấn địa chất - khoáng sản, các KTS, nhưng dù chuyên nghiệp hay không cũng không khôi phục được giá trị di sản", ông Khiển nói rõ.

Cần có Hội đồng khoa học, chuyên gia

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, phải có hội đồng để đưa ra các phương án tháo dỡ ít tổn hại nhất cho môi trường, bao gồm các nhà khoa học địa chất, các KTS kỳ cựu, các chuyên gia di sản văn hóa.

Sau đó, Hội đồng phải có các buổi họp, nghiên cứu đưa ra các phương án tối ưu. Nói ngay như tòa nhà 8B Lê Trực dù không phải di sản mà khi phá dỡ cũng phải có Hội đồng, để đảm bảo tháo dỡ an toàn.

Cuối cùng là lựa chọn một Công ty chuyên phá dỡ các công trình liên quan đến đá vôi, trên một độ cao nhất định, đặc biệt địa hình hiểm trở.

"Dù cho phương án nào được đưa ra cũng phải cố gắng ít tổn hại nhất, nhưng tất nhiên dù có phá dỡ cũng không còn nguyên trạng như ban đầu, còn nếu để lại rất nguy hiểm.

Nói ngay đơn giản nếu chủ đầu tư cứ bất chấp sử dụng công trình, mà đây lại là một công trình xây dựng ở khu vực cheo leo, không có giấy phép thì ngay cả an toàn cho người sử dụng cũng không có.

Đặc biệt, với di sản mà không xử lý thật nghiêm, UNESCO sẽ rút lại danh hiệu di sản cho cả khu vực, tôi nghĩ, ở đây do cơ quan quản lý kém, theo nghĩa năng lực kém hoặc quyết tâm kém.

Trong khi, chỉ cần có một flycam bay lên là quản lý được hết, tôi đang đề nghị các Ban quản lý di tích, di sản có địa hình phức tạp nên đầu tư một máy flycam.

Và tôi cũng đã từng nói 2 lần tại Quốc hội, nghe tưởng chuyện nhỏ nhưng lại không nhỏ, đã đến lúc phải chấm dứt giải pháp phạt cho tồn tại, đừng khuyến khích việc làm sai", ĐBQH Dương Trung Quốc nhận định.

Châu An

thao do cong trinh xam hai loi trang an lam hong them Cầu xuyên lõi di sản Tràng An đi ngược cam kết của Việt Nam với UNESCO

Đại diện UNESCO tại Việt Nam khẳng định cầu xuyên lõi Tràng An sẽ bị đưa ra chất vấn tại kỳ họp thường niên của ...

thao do cong trinh xam hai loi trang an lam hong them Bộ Văn hóa \'thúc\' tiến độ thanh tra cầu xuyên lõi di sản Tràng An

Bộ Văn hóa yêu cầu UBND tỉnh Ninh Bình đẩy nhanh tiến độ thanh tra toàn diện các hoạt động xây dựng trái phép và ...

thao do cong trinh xam hai loi trang an lam hong them GS Nguyễn Chí Bền: Sai phạm ở di sản Tràng An quá chua xót

“Cả một khu di sản thiên nhiên thế giới bị ngang nhiên xâm lấn, đó là điều quá chua xót, nhất đối với công tác ...

Ngày đăng: 09:45 | 21/03/2018

/ Theo Đất Việt