Do nằm cạn hơn đường hầm thứ nhất, việc đào đường hầm thứ hai của tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên phải rất thận trọng, các đơn vị thi công sẽ vừa đào vừa quan trắc và điều chỉnh thiết bị hợp lý.
Đào đường hầm thứ 2 của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: M.Q |
Trước đó, cuối tháng 10.2017, nhà thầu đã hoàn tất công tác khoan hầm thứ nhất (đường hầm phía Đông). Sau đó, robot TBM được tháo rời tại ga Nhà hát Thành phố và đưa về ga Ba Son lắp ráp lại để thi công đường hầm thứ 2.
Một đường hầm của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đã được hoàn thành.
Bắt đầu đào đường hầm metro thứ 2.
Công nhân tất bật thi công đường hầm thứ 2 nối ga Ba Son và ga Nhà hát TP.
Giống đường hầm thứ nhất, đường hầm thứ 2 cũng được thi công bằng máy khiên đào TBM nặng 300 tấn, dài 70m và đường kính 6,79m.
Theo ông Duy Quốc, đường hầm này nằm sâu 10m dưới lòng đất, cạn hơn đường hầm thứ nhất nên sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến các công trình phía trên mặt đất so với đường hầm thứ nhất. Vì vậy, việc đào đường hầm thứ 2 sẽ phải rất thận trọng, vừa đào vừa có quan trắc và điều chỉnh cho hợp lý.
“Thời gian đầu sẽ đào thận trọng, đo đạc và điều chỉnh thiết bị. Việc điều chỉnh đến trước Tết sẽ hoàn tất, sau đó robot TBM sẽ được đẩy nhanh tốc độ với khoảng 10m/ngày. Dự kiến đến cuối tháng 6.2018 đường hầm thứ 2 sẽ hoàn thành” – ông Quốc nói.
Robot TBM nặng 300 tấn, dài 70m và đường kính 6,79m.
Cận cảnh các “cánh tay” robot đào hầm metro.
Tuy vậy, ông Quốc tự tin cho biết, việc đào đường hầm thứ 2 sẽ thuận lợi hơn vì các kỹ sư và công nhân đã quen việc khi đào đường hầm thứ nhất.
Hiện gói thầu 1b xây dựng đoạn ngầm từ ga Ba Son đến ga Nhà hát Thành phố đạt khối lượng thực hiện là 65%. Sau khi khoan xong hai đường hầm, nhà thầu sẽ lắp đặt đường ray, hệ thống chiếu sáng, đèn tín hiệu. Gói thầu 1b dự kiến hoàn thành trong năm 2019.
Các kỹ sư điều chỉnh lại robot trước khi đào hầm để đảm bảo an toàn.
Việc đào đường hầm thứ 2 sẽ thuận lợi do các kỹ sư và công nhân đã quen việc.
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỉ USD (hơn 47.000 tỉ đồng) được khởi công tháng 8.2012. Dài gần 20 km, tuyến đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.
Vì sao Hà Nội dùng nylon dán biển báo giao thông?
Lãnh đạo Sở GTVT cho biết các biển báo phân luồng giao thông phục vụ thi công nhà ga S9 tuyến metro Nhổn - Ga ... |
Dự án metro số 1 TPHCM: Tiền chậm thanh toán, nhà thầu “khóc”
Theo phản ánh của một số nhà thầu, dù UBND TPHCM đã chuyển 1.173 tỉ tiền tạm ứng (đợt 3) từ ngân sách TP cho ... |
Thành lập Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP.HCM
UBND TP.HCM vừa có quyết định thành lập Trung tâm Quản lý giao thông công cộng để tập trung tổ chức, quản lý tất cả ... |
Ngày đăng: 21:29 | 26/01/2018
/ https://laodong.vn