Việc sở hữu những tên lửa "bay tới vùng Urals" của Nga có thể giúp Ukraine có quyền nêu ra những điều kiện khi đàm phán với Moscow.
Cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Igor Romanenko cho biết:
"Ukraine cần những tên lửa ít nhất có thể bay tới tới Urals và bao phủ toàn bộ lãnh thổ Liên bang Nga. Những tên lửa như vậy có thể được coi là một công cụ răn đe".
Ông này cho biết thêm, hiện tại, các cuộc thử nghiệm về những vũ khí tương tự "đang đạt được những tiến bộ" và những tên lửa này đủ mạnh và có thể phá hủy những mục tiêu cách xa đến trên 1.500km.
Và chính cuộc xung đột với Nga đã kích thích tạo "đột biến nghiêm túc" trong việc phát triển công nghệ quân sự của Ukraine. Các kỹ sư cũng có khả năng sản xuất nhiều loại trang thiết bị hơn để lực lượng vũ trang sử dụng. Và vũ khí mới sẽ có tác dụng "thay đổi hướng đàm phán".
Đến khi lực lượng vũ trang Ukraine được trang bị vài trăm tên lửa có phạm vi tấn công xa như vậy thì Kiev sẽ có quyền nêu ra những điều kiện của mình với các đối tác và có đủ khả năng bảo vệ vị thế của đất nước trong khu vực hội nhập châu Âu-Đại Tây Dương, vị tướng này cho biết.
Dù phía Ukraine đầy tự tin khi nói về tương lai được trang bị tên lửa tầm xa của mình nhưng theo ông Viktor Murakhovsky, thành viên Hội đồng chuyên gia của tổ hợp công nghiệp-quân sự Nga, chuyện Ukraine chế tạo tên lửa có khả năng bay xa tới triển 1.500km là hão huyền và không thể.
Chuyên gia Nga cho rằng: "Ở Ukrainae hiển nhiên có Phòng thiết kế Yuzhnoye và nhà máy Yuzhmash chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Thế nhưng có câu hỏi khác là họ sẽ tạo ra những tên lửa như thế nào?
Bởi hiện tại, cả Phòng Thiết kế lẫn nhà máy đều trong thực trạng bi đát đến thảm họa. Ngoài ra, số lượng lớn các thành phần dành cho sản phẩm tên lửa đều cung cấp từ Nga, nghĩa là, trên lãnh thổ Ukraine tuyệt nhiên không hề có chu trình sản xuất đồng bộ hoàn chỉnh cho tên lửa loại này".
Vị chuyên gia Nga cho rằng, ngoài những yếu tố liên quan đến kỹ thuật, hiện có cả yếu tố khác ngăn cản Ukraine chế tạo những tên lửa như vậy. "Có điểm quan trọng như Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa, bao gồm các nước dẫn đầu, trong đó có Mỹ, Nga và các quốc gia khác.
Ràng buộc này buộc các nước thành viên không phát tán công nghệ sản phẩm có thể dẫn đến việc chế tạo tên lửa với tầm bay hơn 300km và mang tải trọng hơn 500kg. Chính vì vậy, có thể kết luận rằng không có chuyện thứ tên lửa bay 1.500km sẽ được Ukraine chế tạo", chuyên gia Nga khẳng định.
Tàu hộ vệ tối tân Nga đi qua Biển Đông
Chiến hạm Đô đốc Gorshkov dẫn đầu biên đội tàu hải quân Nga thực hiện hành trình qua Biển Đông, đến Trung Quốc dự lễ ... |
Nga khen Thổ Nhĩ Kỳ cứng rắn trong thương vụ tên lửa S-400
Moskva lên tiếng ủng hộ Ankara sau khi Thổ Nhĩ Kỳ liên tục khẳng định không hủy hợp đồng mua tên lửa S-400 dù Mỹ ... |
Ngày đăng: 14:50 | 16/04/2019
/ http://baodatviet.vn