Sự thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo mở ra hy vọng hồi sinh một phân loài tê giác trắng tuyệt chủng trong tự nhiên.
Tê giác con chào đời nhờ thụ tinh nhân tạo ở sở thú Mỹ. Ảnh: AFP. |
Tê giác trắng phương Nam đầu tiên được thụ thai thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hôm 28/7 đã chào đời khỏe mạnh tại sở thú San Diego, Mỹ. Đây là cột mốc quan trọng trong nỗ lực hồi sinh họ hàng gần nhất của loài là tê giác trắng phương Bắc khỏi bờ vực tuyệt chủng.
Con non được sinh ra bởi một con tê giác cái 7 năm tuổi sau 493 ngày mang thai. Tê giác mẹ tên Victoria được thụ tinh thành công với tinh dịch đông lạnh của một con tê giác đực phương Nam khác tên Maoto vào tháng 3 năm ngoái.
"Chúng tôi rất vui vì mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Victoria luôn chăm sóc và cho con bú thường xuyên. Con non của nó đã có thể đứng dậy và đi lại", Barbara Durrant từ sở thú San Diego cho biết.
Hiện chỉ còn hai cá thể tê giác trắng phương Bắc còn tồn tại trên Trái Đất. Cả hai đều là con cái và không còn khả năng mang thai do những vấn đề về sức khỏe. Con đực cuối cùng đã qua đời vào năm ngoái tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya, nhưng trước đó, các nhà khoa học kịp thu thập một lượng tinh dịch đáng kể để bảo quản.
Với khoảng 18.000 cá thể tê giác trắng phương Nam trong tự nhiên, các nhà khoa học hy vọng chúng có thể "mang thai hộ" cho tê giác trắng phương Bắc. Còn nhiều thách thức ở phía trước nhưng các nhà nghiên cứu vẫn lạc quan về khả năng một con tê giác trắng phương Bắc có thể được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo trong vòng 10 - 20 năm nữa.
Đoàn Dương (Theo AFP)
Bé trai bị ngộ độc do uống sừng tê giác mài
Bé 22 tháng ở Củ Chi, TP HCM, sau khi uống bột sừng tê giác để chữa sốt co giật thì xanh tím toàn thân. |
Vinpearl Safari Phú Quốc - 17 ngày đón 2 cá thể tê giác quý chào đời
Ngày 20/4, Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật Vinpearl Safari Phú Quốc tiếp tục chào đón sự ra đời của một ... |
Ngày đăng: 17:41 | 31/07/2019
/ vnexpress.net