Trước thực trạng ngư dân khai thác thủy sản vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản, cơ quan chức năng các địa phương đã vào cuộc xử lý, song gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, bài toán giải quyết sinh kế cho ngư dân rất nan giải.

Tàu kiểm ngư chỉ để dọa "thủy tặc"

tau kiem ngu chi dau de doa thuy tac

Chia sẻ

Hậu quả của khai thác hải sản kiểu tận diệt của ngư dân Nghệ An. Ảnh: PV

Tàu kiểm ngư chỉ đủ xăng chạy 30 ngày/năm

Ngoài đánh bắt kiểu tận diệt ở vùng đầm phá Tam Giang, vùng biển ven bờ của tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong những năm trở lại đây thường xuất hiện tình trạng tàu giã cào đánh bắt tận diệt nguồn lợi thủy sản. Việc đánh bắt này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khai thác hải sản của ngư dân bản địa.

Ông Phạm Tăng Đoàn - Chủ tịch UBND xã Phú Diên, huyện Phú Vang - cho biết, những chiếc tàu giã cào này có công suất trên 400CV, hoạt động trên vùng biển gần bờ ở địa phương, trong khi quy định chỉ được đánh bắt ở vùng khơi. Các đối tượng hành nghề hoạt động tinh vi, sử dụng lưới có chì nhấn chìm dưới đáy biển. Những chiếc tàu này chủ yếu là người nơi khác đến.

“Chúng tôi nhiều lần phối hợp với các lực lượng để bắt các tàu giã cào, cùng với đó là tuyên truyền, vận động nhưng vẫn không dẹp được tình trạng này” - ông Đoàn cho hay. Việc đánh bắt này không chỉ gây tổn hại tài sản ngư lưới cụ, hải sản đánh bắt của ngư dân mà con hủy hoại nghiêm trọng môi trường biển. Vì không ngăn cản được tình trạng này, UBND xã Phú Diên đành phải gửi đơn “cầu cứu” lên cấp trên.

Ông Nguyễn Hải Thụy - Phó Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế, Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế - cho biết, các tàu giã cào đều mang số hiệu các tỉnh như: Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Việc xử lý rất khó khăn vì tàu này hoạt động ban đêm, công suất lớn, trong khi lực lượng chức năng chỉ có 1 tàu tuần tra, thiếu nhân lực.

“Khi mình đưa tàu ra thì họ đã thu lưới giã cào lại hoặc cắt lưới, bỏ chạy mất nên khó có cơ sở để đấu tranh với các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt còn thấp nên không đủ sức răn đe, bởi lợi nhuận của nghề này mang lại khá cao. Một tàu giã cào nếu bị bắt giữ khi hành nghề trái phép thì chỉ phạt có 24 triệu đồng nên không đủ sức răn đe, vì lợi nhuận mà tàu này mang lại quá lớn” - ông Thụy khẳng định.

Theo ông Nguyễn Văn Huân - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị - đầu tháng 4.2018, đơn vị đã có văn bản chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Quảng Trị phối hợp với các đơn vị kiểm tra, thanh tra, xử lý các tàu khai thác không đúng vùng, đúng tuyến và sử dụng các phương tiện bị cấm để khai thác thủy sản.

Tại Nghệ An, có 82km bờ biển, khoảng 4.000 tàu cá, nhưng chỉ có 2 tàu kiểm ngư cũ, đã xuống cấp, 14 kiểm ngư viên. Kinh phí nhiêu liệu được cấp chưa được 500 triệu đồng/năm cho cả 2 tàu, nếu chạy ngày 8 tiếng thì trong vòng 30 ngày là hết.

“Chủ yếu chúng tôi neo tàu, cho ngư dân thấy thì họ không vi phạm” - ông Trần Đăng Tuấn - Phó Chi cục Thủy sản Nghệ An - cho biết.

Tàu công suất nhỏ chỉ đánh bắt gần bờ

Năm 2017, cơ quan chức năng Nghệ An lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 69 phương tiện (25 phương tiện sử dụng kích điện khai thác thủy sản; 4 tàng trữ công cụ kích điện; 31 hoạt động sai nội dung ghi trong giấy phép về vùng khai thác; 9 vi phạm khác). Tổng số tiền phạt hành chính là 389,4 triệu, tịch thu 16 kích điện và 3 lưới giã. Tuy nhiên, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2018, tỉnh này đã xử phạt 23 phương tiện (16 sử dụng kích điện, 4 khai thác trái tuyến, 3 sử dụng giấy phép khai thác quá hạn), tổng số tiền phạt 121 triệu đồng. Tịch thu 16 bộ kích điện, 70m dây điện.

Nguyên nhân, theo ông Trần Đăng Tuấn - Phó Chi cục Thủy sản Nghệ An - do một bộ phận ngư dân chỉ có tàu công suất nhỏ, không có kinh phí, nên chỉ quanh quẩn đánh gần bờ bằng tàu giã cào. Một số đối tượng khác cũng vi phạm do lợi nhuận.

“Để ngư dân có ý thức bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản là rất khó, mặc dù họ đã biết các quy định cấm của pháp luật” - ông Tuấn nói. Vấn đề là cần giải quyết sinh kế cho ngư dân. Nghệ An đã triển khai một số giải pháp như hỗ trợ tàu lưới kéo (10 tàu/năm), chuyển đổi nghề thả lưới bát quái. Tuy nhiên, vấn nạn khai thác hải sản trái phép vẫn còn nhiều thách thức.

Đại diện Chi cục thủy sản Hà Tĩnh đề xuất: Ngoài các giải pháp như tăng cường tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý sai phạm, một vấn đề quan trọng nữa là cần có các chính sách hỗ trợ phát triển mạnh các đội tàu khai thác hải sản xa bờ nhằm giảm áp lực khai thác thủy sản vùng biển ven bờ, giảm rủi ro cũng như tình trạng khai thác bất hợp pháp tại vùng biển ven bờ; lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình để quản lý vùng hoạt động của các tàu cá xa bờ.
tau kiem ngu chi dau de doa thuy tac Phát hiện tàu cá không người lái trôi dạt trên vùng biển Nghệ An

Ngư dân Nghệ An hành nghề trên biển thì phát hiện một tàu cá trôi tự do, không có người. Nhiều tàu cá khác đang ...

tau kiem ngu chi dau de doa thuy tac Tích cực tìm kiếm ngư dân rơi xuống Vịnh Bắc Bộ mất tích

Sáng 17/9, Đài Thông tin Duyên hải Hải Phòng cho biết đang phối hợp với các đơn vị tiếp tục tìm kiếm ngư dân bị ...

Ngày đăng: 09:55 | 11/04/2018

/ https://laodong.vn