Trong cuộc CMVN 4.0, chuyển đổi số (CĐS) là nội dung cốt lõi, là một xu thế tất yếu khách quan đang diễn ra nhanh và toàn diện trong mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác CĐS, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xác định rõ: "Chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, đơn vị trong Tập đoàn, là công cụ để thực hiện dịch chuyển mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, vị thế dẫn dắt trong lĩnh vực hoạt động, góp phần xây dựng nền kinh tế số, nền kinh tế xanh".
Bám sát chủ trương
Quán triệt tinh thần, chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ tại các Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 02-NQ-ĐUK ngày 7/6/2021 của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về “Thực hiện CĐS tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối DNTW đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nhằm thúc đẩy quá trình CĐS của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 184-NQ/ĐU ngày 15/2/2022 về “Thực hiện CĐS tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đến năm 2025, định hướng 2030. Nội dung Nghị quyết đã đưa ra quan điểm, mục tiêu cụ thể của công tác CĐS trong từng giai đoạn, từ đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức triển khai thành công công tác CĐS của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
|
Lễ ký kết Hợp đồng tư vấn xây dựng chiến lược chuyển đổi số Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tháng 4/2021 |
Petrovietnam nhận thức sâu sắc và hiểu rõ tầm quan trọng của CĐS sẽ có ảnh hưởng và tác động mạnh đến các hoạt động của Petrovietnam, từ năm 2020-2022 tập thể ban lãnh đạo Petrovietnam đã thống nhất, cụ thể hóa thành các Nghị quyết, Quyết định và văn bản liên quan đến công tác CĐS được ban hành trong nội bộ Petrovietnam. Năm 2020, Petrovietnam đã bắt tay vào xây dựng chiến lược CĐS cho Công ty mẹ - Tập đoàn, để hướng tới các mục tiêu: Tối ưu hoạt động bộ máy quản trị và vận hành; Tối ưu hóa hiệu quả đầu tư trên toàn chuỗi giá trị năng lượng; Đón đầu xu hướng dịch chuyển năng lượng trong khu vực và trên thế giới; Ứng biến linh hoạt với những thay đổi của thị trường… Petrovietnam đã ban hành Lộ trình CĐS cho Công ty mẹ Tập đoàn gồm 32 sáng kiến số thuộc 4 chương trình trong giai đoạn 2022-2026 và hướng tới mức độ trưởng thành số nâng cao vào năm 2026. Lộ trình bao gồm những dự án xây dựng nền tảng công nghệ và bảo mật, xây dựng nền tảng dữ liệu dầu khí quốc gia, số hóa và cải tiến quy trình nghiệp vụ, tối ưu hoạt động vận hành, cũng như tăng cường năng lực đội ngũ triển khai CĐS.
Từ năm 2021 đến nay, Petrovietnam tích cực thực hiện các dự án CĐS đủ điều kiện có thể triển khai được ngay và đến nay đã đạt được những kết quả nhất định: Hệ thống Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) với 6 module cơ bản trong lĩnh vực Tài chính - kế toán và Quản lý Danh mục dự án đầu tư; Xây dựng Cơ sở dữ liệu tìm kiếm thăm dò và khai thác giai đoạn 1: đã tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu triển khai; Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong các lĩnh vực khác: đã thực hiện khảo sát và đang được triển khai công tác chuẩn bị triển khai; Hoàn thành triển khai bộ công cụ Office 365 cho CBCNV; Số hóa bộ Quy chế Quản trị nội bộ; Số hóa các tài liệu lưu trữ hành chính của Cơ quan Tập đoàn; Nền tảng hạ tầng và bảo mật được tăng cường và duy trì và cải thiện liên tục…
Công tác truyền thông và đào tạo về CĐS được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức và trang bị các kỹ năng số cho toàn bộ cán bộ nhân viên; năng lực đội ngũ và nhận thức về CĐS, văn hóa số đang được thúc đẩy. Nhân dịp kỷ niệm 61 năm ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam, Petrovietnam đã tổ chức cuộc thi online “Tìm hiểu kiến thức về CĐS” cho CBCNV, cuộc thi đã thu hút đông đảo CBCNV, người lao động tham gia, đặc biệt cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của các đồng chí Lãnh đạo trong Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc Tập đoàn. Và nhằm tiếp cận nhanh chóng với xu hướng phát triển khoa học công nghệ, Petrovietnam đã tổ chức 12 khóa đào tạo CĐS, với 576 lượt cán bộ tham dự. Trong đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý là 96 người; cán bộ cấp lãnh đạo phòng/chuyên viên của Tập đoàn gần 400 lượt người; cán bộ, lãnh đạo quản lý tại các đơn vị thuộc diện Tập đoàn quản lý là 63 người. Petrovietnam đã hoàn thành việc tổ chức phổ cập thành công nội dung đào tạo về CĐS cho toàn thể CBCNV đang làm việc tại Petrovietnam.
Trong năm 2023, Petrovietnam tiếp tục triển khai đào tạo rộng khắp trong toàn Tập đoàn về CĐS. Hình thức tổ chức bao gồm: Tiếp tục tổ chức một số chương trình đào tạo về CĐS nâng cao cho lãnh đạo quản lý cấp cao/trung Petrovietnam và lãnh đạo các Tổng công ty trực thuộc Petrovietnam; giao các đơn vị chủ động tổ chức các chương trình đào về CĐS để thường xuyên cập nhật các kiến thức về CĐS cho các CBCNV. Để công tác CĐS của Petrovietnam theo kịp với các xu thế công nghệ, giải pháp mới, Petrovietnam đã tăng cường hoạt động hợp tác với các đối tác có tên tuổi trên thị trường cả trong và ngoài nước có năng lực, kinh nghiệm về CĐS nhằm đẩy mạnh công tác CĐS ở Petrovietnam (VD: đã ký thỏa thuận hợp tác với Viettel, Microsoft, …); tổ chức học tập, trao đổi nghiệp vụ về CĐS với một số Cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao năng lực CĐS của Petrovietnam…
Nâng cao năng lực CĐS trong bộ máy điều hành
Để nâng cao năng lực CĐS tại Bộ máy điều hành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn xây dựng một số giải pháp trọng tâm, tập trung triển khai Lộ trình CĐS giai đoạn 2022-2026 đã được Tổng Giám đốc Tập đoàn phê duyệt một cách đồng bộ, hiệu quả, trong đó: Ưu tiên tập trung xây dựng mô hình công nghệ thông tin tổng thể để định hình cho việc tổ chức, thực thi và đánh giá hiệu quả vận hành các mục tiêu CĐS của Petrovietnam.
Hội thảo về công tác CĐS với chủ đề “CĐS - Nền tảng cho phát triển bền vững”. |
Xây dựng mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận thực hiện công tác CĐS tại Công ty mẹ Tập đoàn; chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong việc thành lập bộ phận chuyên trách về CĐS để đảm bảo tính đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện CĐS giữa Tập đoàn với các đơn vị thành viên.
Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu của Tập đoàn, triển khai nhanh việc số hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình kinh doanh, lựa chọn các giải pháp công nghệ tổng thể, có khả năng tích hợp cao để triển khai đồng bộ và hiệu quả; sẵn sàng tích hợp với các đơn vị thành viên và hệ thống ứng dụng khác. Hình thành các nền tảng số trong quản trị tài chính kinh tế; hình thành nền tảng dữ liệu trong các lĩnh vực trọng yếu và lĩnh vực khác của Tập đoàn; xây dựng Hệ thống quản trị nhân sự và quản lý đào tạo; xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và xây dựng văn phòng số.
Rà soát lại hệ thống các văn bản quy định nội bộ của Tập đoàn để xây dựng ban hành mới hoặc điều chỉnh/sửa đổi phù hợp với công tác CĐS. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác CĐS để kịp thời tiếp quản, vận hành các hệ thống khi đưa vào vận hành.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông, đào tạo nâng cao nhận thức về CĐS cho toàn thể CBCNV là rất quan trọng và cần thực hiện thường xuyên. Cụ thể: Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về tầm nhìn, lộ trình và nhiệm vụ CĐS của Tập đoàn đến toàn thể CBNV trong Tập đoàn; Tăng cường công tác đào tạo thường xuyên và đào tạo nâng cao về CĐS tới tất cả CBCNV trong ngành, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo để từng CBCNV nhận thức rõ được vị trí, vai trò của mình trong quá trình CĐS của đơn vị.
Đồng thời, Tập đoàn tập trung xây dựng văn hóa số bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định CĐS thành công, vì vậy: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp kết hợp với văn hóa số phù hợp với quá trình CĐS nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo từ đó thay đổi nề nếp, tác phong làm việc trong Tập đoàn trên môi trường số. Đưa nội dung văn hóa số vào Đề án Tái tạo văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam, tạo nền tảng thúc đẩy công tác CĐS trong toàn Tập đoàn.
Yếu tố then chốt để CĐS thành công, bền vững
Petrovietnam tổ chức khóa tập huấn:“Nhận thức về an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng”. |
khai rất nhiều ứng dụng công nghệ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đặc biệt, môi trường làm việc của Petrovietnam, các đơn vị thành viên, các đối tác đều diễn ra trên nền công nghệ thông tin và mạng công nghệ. Do đó vấn đề an ninh mạng trở nên hết sức quan trọng đối với Petrovietnam. Với tình hình các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng gia tăng, việc CĐS sẽ không thể thành công nếu thiếu một chiến lược bảo mật phù hợp. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để CĐS thành công và bền vững. Theo khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước về an ninh mạng và an toàn thông tin, Petrovietnam và các đơn vị thành viên là một trong những mục tiêu bị tấn công an ninh mạng nhiều nhất trong cả nước, do đó thời gian tới, Tập đoàn tập trung một số giải pháp, đó là:
Tổ chức phổ biến các quy định pháp luật của Nhà nước và Tập đoàn về an toàn thông tin, an ninh mạng đến toàn thể CBCNV trong Tập đoàn để hiểu và nắm vững nội dung của Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng và các Nghị định liên quan về trách nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ, những hành vi bị cấm trên không gian mạng; trang bị kiến thức, nắm bắt các thủ đoạn tấn công mạng và cách thức xử lý; thiết lập những thói quen thường xuyên bảo vệ thông tin của cá nhân, tổ chức tránh nguy cơ lộ lọt thông tin.
Định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo/tọa đàm để cập nhật những bài học kinh nghiệm, thủ đoạn mới nhằm tăng cường kỹ năng nhận diện âm mưu gây mất an ninh mạng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa/xử lý kịp thời. Thúc đẩy hợp tác với các đối tác lớn, uy tín nhằm phát huy thế mạnh của nhau, để hỗ trợ đẩy nhanh, thực hiện hiệu quả công tác CĐS của Tập đoàn, VD: hợp tác trong đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật/công nghệ, giải pháp số, hỗ trợ nhân sự/chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm…
Ngày đăng: 08:41 | 16/05/2023
PV / ANTD