Sau khi được chỉ định loạt dự án bất động sản ở Thái Nguyên có tổng mức đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng, Tập đoàn Danko của ông Trần Hữu Sử đã tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng.

Sau khi được chỉ định loạt dự án bất động sản ở Thái Nguyên có tổng mức đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng, Tập đoàn Danko của ông Trần Hữu Sử đã tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng.

 

Tập đoàn Danko khởi công dự án Danko City Thái Nguyên

Hồi tháng 5/2019, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu nhà ở Cao Ngạn (tên thương mại Danko City Thái Nguyên), TP Thái Nguyên. Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Danko (Tập đoàn Danko) là nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án này theo hình thức chỉ định, bởi trước đó doanh nghiệp là đơn vị duy nhất trúng vòng sơ tuyển.

Dự án này có tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng, được xây dựng trên quỹ đất gần 50ha (chưa được giải phóng mặt bằng) thuộc đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị Cao Ngạn – Chùa Hang.

Ngoài Khu nhà ở Cao Ngạn tại tỉnh Thái Nguyên Tập đoàn Danko đã đề xuất cũng như được chấp thuận đầu tư vào nhiều dự án khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Khu đô thị chức năng đầu cầu cứng Sông Công, diện tích 24,9ha và Khu nhà ở Bách Quang, diện tích 8ha (T.P Sông Công); Khu nhà ở đường Vành đai 5, diện tích 18ha (thị xã Phổ Yên).

Tháng 9/2019, UBND T.P Sông Công đã ký kết hợp đồng thực hiện dự án khu nhà ở phường Bách Quang với Tập đoàn Danko. Dự án này có tổng mức đầu tư 344 tỷ đồng, với quy mô 24ha, bao gồm các hạng mục: các dãy nhà ở kết hợp thương mại Shophouse; khu trung tâm thương mại, dịch vụ; cây xanh và các hạng mục công cộng khác. Thời gian thực hiện bắt đầu từ quý III năm 2019, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020.

Với việc trở thành chủ đầu tư hàng loạt dự án bất động sản lớn tại Thái Nguyên, Tập đoàn Danko phải tăng vốn điều lệ để đảm bảo nguồn vốn thực hiện dự án.

Theo dữ liệu từ Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tính đến tháng 8/2019, Tập đoàn Danko có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, do ông Trần Hữu Sử làm Chủ tịch HĐQT.

Tuy nhiên, công ty này chỉ có 17.700.000 cổ phần, mỗi cổ phần mệnh giá 10.000 đồng. Trong đó Chủ tịch Trần Hữu Sử nắm 17.650.000 cổ phần (tương ứng tỷ lệ sở hữu 98,05%). 50.000 cổ phần còn lại thuộc quyền sở hữu của cổ đông Nguyễn Tôn Dũng.

Tập đoàn Danko được thành lập vào tháng 7/2012 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH MTV Cao su Phương Tân Thành có trụ sở tại tỉnh Bình Dương. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 1,5 tỷ đồng và do bà Phạm Thị Phượng làm chủ sở hữu.

Tháng 4/2015, Công ty này có sự thay đổi khi bà Phạm Thị Phượng không còn là chủ sở hữu. Đồng thời công ty tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ đồng và chuyển trụ sở về tỉnh Bắc Ninh. Lúc này, xuất hiện 5 cổ đông, trong đó ông Trần Hữu Sử sở hữu 58,33% vốn điều lệ (tương đương gần 3,5 tỷ đồng).

Đến tháng 6/2015, công ty tiếp tục chuyển trụ sở về địa chỉ A12, BT2, Khu đô thị Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây cũng là địa chỉ đăng ký thường trú của ông Trần Hữu Sử. Ngoài ra, Tập đoàn Danko cũng tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng và ông Trần Hữu Sử tăng tỷ lệ sở hữu lên 95%.

Trong những năm qua, Tập đoàn Danko được hoạt động trong lĩnh vực phân phối bất động sản. Đến năm 2018, doanh nghiệp của ông Trần Hữu Sử có bước chuyển biến bằng việc đề xuất thực hiện một loạt dự án tại tỉnh Thái Nguyên. Và đến nay, một số dự án đã được chỉ định cho Danko làm chủ đầu tư.

NAM NAM  18/12/2019

Gang thép Thái Nguyên đang mất cân đối tài chính nghiêm trọng

Lãi vay tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II của Cty CP Gang thép Thái Nguyên tiếp tục phình to hàng trăm ...

Hé lộ nguyên nhân con rể vác dao sát hại bố mẹ vợ ở Thái Nguyên

Do mâu thuẫn vợ chồng nên vợ Nghĩa bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Sau nhiều lần nói chuyện với nhà vợ không thành, Nghĩa ...

Dự án nước thải nghìn tỷ đồng 20 năm mới xong, vừa vận hành lập tức ‘đắp chiếu’

Dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên vừa hoạt động sau 20 năm triển khai thì hạng mục chính là ...

| 08:45 GMT+7

Ngày đăng: 09:36 | 18/12/2019

/ www.doisongphapluat.com