Một trong những con số ấn tượng nhất trong nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn XI đó là việc Tổng Liên đoàn - trong vai trò đại diện cho người lao động là đã tham gia có hiệu quả trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia, góp phần đề xuất Chính phủ điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng tăng trên 55%, góp phần cải thiện đời sống đoàn viên.

tang tra ch nhie m vo i do ng luong cong nhan

tang tra ch nhie m vo i do ng luong cong nhan

Một trong những con số ấn tượng nhất trong nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn XI đó là việc Tổng Liên đoàn - trong vai trò đại diện cho người lao động là đã tham gia có hiệu quả trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia, góp phần đề xuất Chính phủ điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng tăng trên 55%, góp phần cải thiện đời sống đoàn viên.

Con số 55% đó là còn khiêm tốn, thực tế còn hơn. Bởi lẽ mức lương tối thiểu vùng (lấy ví dụ vùng 1), ở thời điểm đầu năm 2013, trước Đại hội XI chỉ là 2,305 triệu đồng/tháng thì Nghị quyết Chính phủ áp dụng lương tối thiểu vùng 1 từ 1.1.2019 đã là 4,18 triệu đồng, tăng 56,2%.

Để có được sự tăng trưởng đó là cả một hành trình đấu tranh vì quyền lợi người lao động.

Hằng năm, cuộc họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thường trở thành một “cuộc đấu” căng thẳng, cân não giữa một bên là đại diện giới doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động. Một bên là Tổng LĐLĐVN - đại diện cho người lao động.

Một bên muốn tăng nhiều, một bên muốn tăng ít, thậm chí không tăng và mỗi bên đều đưa ra những thông điệp để khẳng định mình có lý.

Tổng LĐLĐVN, bằng những cuộc khảo sát đã khẳng định: Lương tối thiểu chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu và lương phải đảm bảo được cuộc sống của người lao động. Đó là một thực tế khi đời sống của công nhân, người lao động nói chung còn rất chật vật.

Trong khi giới chủ doanh nghiệp, lấy lý do năng suất thấp và những sức ép khác lên doanh nghiệp để không tăng mức sàn.

Tăng lương tối thiểu với mục đích là người lao động sống được bằng lương, xem ra chỉ là phần ngọn của vấn đề.

Phần gốc của nó, chính là việc phải có những giải pháp nhằm tăng năng suất lao động. Đó là chìa khóa để mở những cánh cửa vể thu nhập, về việc đáp ứng được nhu cầu trong sự chuyển dịch trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Song, việc tăng năng suất lao động phụ thuộc vào các doanh nghiệp về sự điều chỉnh của những chính sách tầm vĩ mô chứ không chỉ dựa vào những người công nhân đứng máy.

Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã đưa ra mục tiêu, những giải pháp mang tính đột phá, trong đó yêu cầu số một là “đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động; chăm lo lợi ích đoàn viên, đại diện, bảo vệ người lao động”.

Nhưng rõ ràng, trách nhiệm với đồng lương công nhân, người lao động không chỉ dồn lên vai tổ chức Công đoàn mà phải là trách nhiệm của doanh nghiệp, của các nhà quản lý kinh tế trong việc xây dựng hệ thống chính sách.

tang tra ch nhie m vo i do ng luong cong nhan 3 công nhân rơi từ tầng cao công trình trung tâm thương mại ở Sài Gòn

3 công nhân đang đứng ở tầng cao của công trình Giga Mall trên đường Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức, TP.HCM) thì rơi xuống ...

tang tra ch nhie m vo i do ng luong cong nhan Rơi xuống đất từ công trình đang xây dựng, 3 công nhân nguy kịch

Đang thi công công trình xây dựng ở TP.HCM, 3 công nhân rơi từ tầng cao xuống đất bị thương nặng.

tang tra ch nhie m vo i do ng luong cong nhan Bị nợ lương nhiều tháng, công nhân vay lãi cao sống qua ngày

- Công ty CP sửa chữa tàu biển Nosco - Vinalines nhiều tháng nay không trả lương cho gần 200 công nhân khiến nhiều người ...

Ngày đăng: 09:26 | 26/09/2018

/ https://laodong.vn