Chúng ta sẽ lại có một “tư lệnh ngành giao thông” mới. Một chiếc ghế luôn nóng. Và nhiệm vụ cấp bách đầu tiên bây giờ mà tân Bộ trưởng sẽ phải làm là “tiêu tiền”. Tất nhiên, cả kiếm tiền nữa.

tan bo truong gtvt hay tieu tien va thao diem nghen bot
Người dân vây quanh BOT quốc lộ 1, tuyến tránh Biên Hòa.

Cuối tháng 9, một báo cáo của ngành GTVT cho biết: “Công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư xây dựng 9 tháng năm 2017 của Bộ GTVT ước tính đạt 36.000 tỉ đồng, chỉ đạt có 57% kế hoạch cả năm”.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói giản dị thế này: Hạn chế cần khắc phục là tỉ lệ giải ngân các nguồn vốn đạt thấp so với kế hoạch đề ra, nhất là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn kéo dài kế hoạch năm 2016; việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư phát triển ngày càng khó khăn...

Giải ngân, chính là việc tiêu tiền. Bản chất của câu chuyện là tiêu được ít tiền quá, là không dám tiêu, là khó tiêu tiền. 9 tháng mà có 57% kế hoạch. Mở ngoặc thêm chút nữa: Ngành GTVT chiếm hằng năm từ 60-70% vốn XDCB. Cho nên, dù gì thì gì, việc không tiêu tiền, không tiêu được tiền, tiêu được ít tiền đang tạo thành một điểm nghẽn lớn trong giải ngân vốn.

Tân bộ trưởng sẽ phải đối đầu với cái khó đầu tiên: Tiêu tiền. 3 tháng, thực chất chỉ còn 2, mà lại phải tiêu đến bốn mấy % nguồn vốn. Đúng là không dễ. Trong khi lại không thể điều chuyển tiền qua nơi đang thiếu đến 6.000 tỉ là sân bay Long Thành.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vừa báo cáo rồi: Con số 5 nghìn tỉ phục vụ cho GPMB sân bay Long Thành chỉ là mức dự kiến ban đầu. Hiện tỉnh Đồng Nai đã lập báo cáo lại dự kiến 23 nghìn tỉ phục vụ GPMB. Theo dự kiến đến năm 2020 cần khoảng 11 nghìn tỉ GPMB. Có nghĩa, đang thiếu tới 6.000 tỉ, chưa kể phát sinh.

Nhưng tiêu tiền chưa phải là tất cả, còn khó hơn nữa là chuyện kiếm tiền. Nói huy động vốn ngoài ngân sách đang ngày càng khó khăn như Thứ trưởng Đông là nói lạc quan. Chứ thực chất, giờ nó giống như bế tắc khi hầu như không còn nhà đầu tư nào “dám” nói chuyện BOT.

Bởi câu chuyện bế tắc có nguyên nhân từ BOT. Sau “sự cố Cai Lậy”, Bộ GTVT đã thực hiện giảm giá dịch vụ tại 35 trạm BOT. Nhưng mới nhất, “tiền lẻ” đã tới BOT Biên Hòa.

Làm thế nào để tiếp tục kéo nguồn vốn xã hội hóa để cải thiện giao thông hoàn toàn không dễ. Kéo thế nào để BOT không phải là BÓP lại càng khó nữa.

Và vì thế, tân bộ trưởng không còn cách nào khác là phải làm. Làm thì có đúng, có sai, nhưng chắc chắn sẽ hơn là không làm gì.

(https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tan-bo-truong-gtvt-hay-tieu-tien-va-thao-diem-nghen-bot-568901.ldo)

tan bo truong gtvt hay tieu tien va thao diem nghen bot Bộ GT giảm 20% giá vé qua trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa

Việc giảm giá vé qua trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa (Đồng Nai) sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 1/11.

tan bo truong gtvt hay tieu tien va thao diem nghen bot Trạm BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại trong tháng 10

Ngày 6.10, lãnh đạo Công ty TNHH đầu tư QL1 Tiền Giang cho biết đã hoàn tất việc ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh ...

tan bo truong gtvt hay tieu tien va thao diem nghen bot Công an mời tài xế trả tiền lẻ trạm BOT Biên Hòa lên làm việc

Công an huyện Trảng Bom (Đồng Nai) mời một số tài xế dùng tiền lẻ, tiền xe mua vé qua trạm thu phí tuyến tránh ...

tan bo truong gtvt hay tieu tien va thao diem nghen bot NÓI THẲNG: Quan phải biết xin lỗi dân

Tình hình thực tế lúc này đặt ra cho Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ và các địa phương có trạm BOT ...

tan bo truong gtvt hay tieu tien va thao diem nghen bot Tinh gọn để hoạt động hiệu quả

Tinh gọn bộ máy là một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa ...

Ngày đăng: 07:16 | 09/10/2017

/ Theo Đào Tuấn/Báo Lao động