Theo hãng thông tấn PTI ngày 2/1, lực lượng phòng thủ Ấn Độ sẽ bắt đầu được tiếp nhận hệ thống S-400 đầu tiên năm 2020.
Thông tin về thời điểm tiếp nhận được Quốc vụ khanh Quốc phòng Ấn Độ Subhash Bhamre cho biết trong buổi trả lời chất vấn tại Hạ viện nước này.
Theo ông Bhamre, hệ thống phòng không S-400 có tầm hoạt động có thể bao phủ nhiều khu vực dễ bị tổn thương. Những hệ thống đầu tiên sẽ được Nga chuyển giao cho Ấn Độ trong năm 2020.
Thời điểm Ấn Độ được tiếp nhận hệ thống phòng không tối tân hàng đầu thế giới đã được ấn định nhưng giới chuyên quân sự nước này không thực sự hào hứng khi biết rõ phiên bản Nga đồng ý bán cho New Delhi.
Hệ thống S-400 Nga.
Trong bài viết của chuyên gia quân sự, Đại tá Vinayak Bhat đăng tải trên tạp chí The Print đã chỉ rõ những hạn chế của S-400 và hạn chế của S-400 khi tác chiến tại địa hình đặc biệt của nước này.
Điểm yếu đầu tiên được vị chuyên gia này chỉ ra là thời gian triển khai. Thời gian triển khai 5 phút như nhà sản xuất công bố chỉ phù hợp với các khu vực như các đồng bằng ở Punjab hay sa mạc Rajasthan.
Nhưng nếu triển khai ở những trận địa có địa hình đồi núi hoặc rừng rậm thì muốn gia tăng trường nhìn, các radar 96L6 và 92N6 của hệ thống S-400 cần phải được dựng cao hơn so với địa hình xung quanh.
Tuy nhiên, việc tăng tầm nhìn chỉ có thể đạt được khi sử dụng cột radar 40V6 hỗ trợ hệ thống S-400. Muốn vậy, lại phải tháo dỡ 92N6 khỏi khung gầm di động MZKT-7930 và lắp trên cột 40V6. Để hoàn thành toàn bộ quá trình lắp đặt này phải mất khoảng thời gian từ 45-90 phút.
Và như vậy, S-400 đang tự phơi mình trước sự nhòm ngó của những mắt thần do thám của kẻ thù. Nhược điểm tiếp theo được chuyên gia Ấn Độ chỉ ra có liên quan đến tầm bắn của S-400. Tổ hợp S-400 Nga bán trang bị đạn tên lửa 48N6E3 - phiên bản xuất khẩu của tên lửa 48N6DM. Tầm bắn của 48N6E3 chỉ vẻn vẹn từ 3-240 km chứ không phải 400 km.
Với tầm bắn này, những hệ thống S-400 Ấn Độ có tầm bắn ngắn hơn đáng kể so với phiên bản S-400 Nga bán cho Trung Quốc (tầm bắn tối đa lên tới gần 300km).
Ngay cả với phiên bản Nga đang dùng, đạn tên lửa 40N6 có tầm tấn công 400 km cũng còn chưa rõ đã được đưa vào trang bị hay chưa. Tên lửa 9M96 được Nga chào bán cùng các hệ thống S-300PMU2 nhưng cho tới nay cũng chưa có nước nào bày tỏ sự quan tâm tới.
Loạt tên lửa này cũng khó có khả năng được triển khai cùng các hệ thống S-400 ở Nga mà là dành cho thị phần của tổ hợp tên lửa phòng không S-350. Chính vì vậy, tầm tấn công của S-400 Ấn Độ mua chắc chắn chỉ có thể là 240 km không hơn.
Không những vậy, vị chuyên gia này còn chỉ ra rằng, khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo của S-400 cũng không như thông báo khi trần bay tối đa của đạn tên lửa thuộc hệ thống S-400 chỉ có thể đạt được là 27km, trong khi đó trần bay thông thường của tên lửa đạn đạo cao hơn hẳn.
Và tồn tại cuối cùng của hệ thống S-400 là khi phải đối phó với những mục tiêu siêu thanh không thực sự mạnh. Vì vậy, ngay cả khi hệ thống S-400 của Ấn Độ có phát hiện được đòn tấn công của tên lửa siêu thanh, hệ thống S-400 cũng sẽ không thể đánh chặn được do những hạn chế về vận tốc và độ cao của vũ khí phòng thủ do Nga chuyển giao.
Mặc dù vậy, hợp đồng mua bán S-400 giữa Ấn Độ và Nga vẫn được kỳ vọng mang lại cho New Delhi những khả năng phòng thủ mới, giúp Ấn Độ nâng cao năng lực bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng quốc gia trọng yếu trước những cuộc tấn công đường không từ bên ngoài.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chuyển hệ thống S-400 cho Mỹ nghiên cứu? Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố hệ thống S-400 sẽ hoạt động độc lập với các hệ thống của NATO vì mục đích ... |
Lần đầu lộ tầm bắn S-400 Trung Quốc Theo truyền thông Nga, ngày 22/12, lần đầu tiên phòng không Trung Quốc bắn thử hệ thống tên lửa phòng thủ tầm cao S-400 mua ... |
Ngày đăng: 21:26 | 03/01/2019
/ http://baodatviet.vn