Một binh sĩ gốc Tây Tạng, thành viên đội đặc nhiệm Ấn Độ đã thiệt mạng trong trận giằng co mới nhất với lực lượng Trung Quốc ở vùng biên giới Himalaya.
AFP dẫn nguồn tin cho biết một binh sĩ gốc Tây Tạng của đội đặc nhiệm Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh mới nhất ở biên giới Trung - Ấn.
Ấn Độ và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau về 2 sự cố liên tiếp xảy ra trong vòng 48 giờ ở khu vực biên giới Ladakh. Hai bên đều tố cáo nhau về hành động cố gắng vượt qua đường ranh giới không chính thức để chiếm thêm lãnh thổ hôm 26 và 28/8. Hiện con số thương vong chưa được công bố.
Trung - Ấn liên tiếp leo thang căng thẳng biên giới trong 2 ngày 26 và 28/8. (Ảnh minh họa) |
Theo Business Standard, lực lượng đặc nhiệm Ấn Độ được triển khai để lấy những phần mà Trung Quốc "cho là của mình" ở khu vực biên giới. Chính phủ Ấn Độ không bình luận về hoạt động của lực lượng này.
Theo thông tin của tờ ANI tính đến tối 1/9, khoảng 7 đến 8 phương tiện hạng nặng của quân đội Trung Quốc tiến về phía Ấn Độ dọc Đường Kiểm soát Thực tế. Để phản ứng lại, an ninh Ấn Độ cũng triển khai lực lượng và phương tiện của Trung Quốc đã lui về căn cứ sau đó.
Hôm 15/6, Ấn Độ và Trung Quốc nổ ra xung đột đẫm máu ở biên giới, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc cũng có thương vong nhưng không tiết lộ số lượng cụ thể.
Sau vụ ẩu đả này, 2 quốc gia đông dân nhất thế giới liên tục tham gia các cuộc đối thoại cả quân sự, ngoại giao để giảm căng thẳng. Tuy nhiên hàng chục nghìn binh sĩ cùng với khí tài vẫn tiếp tục được triển khai đến khu vực biên giới.
Về sự cố mới đây nhất, Ấn – Trung tiếp tục đổ lỗi cho nhau. Theo đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc “thực hiện hành vi quân sự khiên khích để thay đổi hiện trạng” hôm 26/8. Trong khi quân đội Trung Quốc nói Ấn Độ có hành động “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ” hôm 28/8.
Sau những căng thẳng biên giới, Ấn Độ đang gia tăng các áp lực kinh tế với Trung Quốc và liên tục cảnh báo mối quan hệ hai bên sẽ còn xấu đi chừng nào Trung Quốc chưa rút quân.
Ấn Độ đã cấm ít nhất 49 ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc, bao gồm TikTok, đồng thời đóng băng các công ty Trung Quốc. New Delhi cũng giữ hàng Trung Quốc ở các hải quan, trong khi làn sóng kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc tăng cao ở quốc gia Nam Á này.
Tái xung đột biên giới Trung-Ấn: Hàng trăm binh sỹ "đấu tay đôi" 3 tiếng đồng hồ |
“Hội tụ” về lợi ích, Mỹ - Ấn xích lại gần nhau “đấu” với Trung Quốc |
Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng âm gần 24% vì Covid-19 |
Ngày đăng: 17:33 | 02/09/2020
/ vtc.vn