Trung úy Tuân cho biết, khi xe vừa rẽ vào làn ngược chiều trên cao tốc Pháp Vân thì bị xe giường nằm chạy tốc độ lớn húc văng.
XEM VIDEO:
Liên quan đến vụ va chạm giữa xe cứu hoả BKS 29A-023.07 của Phòng Cảnh sát PCCC số 12 với xe giường nằm 45 chỗ chạy tuyến Thanh Hoá – Hà Nội BK 29B-078.43 vào chiều tối qua, hiện trung sĩ Chử Văn Khánh đã tử vong, 5 người còn lại bị thương nặng, trong đó có 3 chiến sĩ PCCC.
BS Nguyễn Danh Thành, khoa Phẫu thuật thần kinh, BV 19-8 cho biết, cả 3 chiến sĩ được chuyển đến cấp cứu lúc 1h10 sáng nay. Trong đó thiếu úy Nguyễn Ngọc Sơn, 25 tuổi và thiếu úy Nguyễn Tuấn Anh nhập viện trong tình trạng chấn động não, chóng mặt, buồn nôn.
Thiếu úy Nguyễn Ngọc Sơn đang cố nhớ lại sự việc. Ảnh: T.Hạnh
Thiếu úy Nguyễn Tuấn Anh. Ảnh: T.Hạnh
BS Danh cho biết, đã cho bệnh nhân dùng thuốc, truyền dịch. Hình ảnh trên phim không phát hiện tổn thương, hiện tình trạng đã ổn định, có thể tiếp xúc nhưng bệnh nhân đang mất trí nhớ tạm thời. Bác sĩ tiếp tục chỉ định dùng thuốc bổ trợ và giảm đau.
Bệnh nhân còn lại trung úy Trần Văn Tuân, 29 tuổi - tài xế xe cứu hoả, vào viện trong tình trạng gãy kín 1/3 xương đòn trái.
Trung úy Trần Văn Tuân tỉnh táo hơn. Ảnh: T.Hạnh
Chưa hết hoảng loạn, Thiếu úy Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, khi hay tin vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều qua, Sở Cảnh sát PCCC báo về các phòng yêu cầu chuẩn bị lực lượng, phương tiện. Phòng Cảnh sát PCCC số 12 sau đó nhận lệnh, trực tiếp Thượng tá Lã Văn Tuyên điều hành và triển khai cứu hộ cứu nạn.
“Trên đường đi trời mưa, trơn trượt nên xe bị hạn chế tầm nhìn, dẫn đến tai nạn. Khi bị đâm, mái xe sập hoàn toàn xuống người, cảm giác không thể làm được gì nữa”, Thiếu úy Sơn nhớ lại.
Trung úy Trần Văn Tuân kể thêm, có 2 xe cứu hộ cùng xuất phát. Khi đang chuẩn bị lên cao tốc thì nhận được tin hướng cao tốc Phú Xuyên về Thường Tín bị tắc, chỉ huy đội đã yêu cầu đi sang làn ngược chiều hướng Hà Nội - Ninh Bình để tiếp cận điểm tai nạn.
“Xe vừa mới vào làn ngược chiều thì bị đâm trực diện. Lúc bị đâm xong bất tỉnh luôn không còn biết gì nữa. Điểm xảy ra va chạm cách trụ sở Phòng Cảnh sát PCCC khoảng 5km”, Trung úy Tuân cho hay.
Ngay sau khi nhận được tin vụ va chạm, trạm cấp cứu 115 Thanh Trì (Hà Nội) đã điều 1 xe cứu thương đến hiện trường, trong xe có BS Nguyễn Văn Koong và 1 điều dưỡng.
16h56, xe cứu thương có mặt, quang cảnh hoảng loạn, người nhà, bệnh nhân chen nhau đòi lên xe cấp cứu. Trong số hàng chục bệnh nhân trên xe khách bị thương có 2 người bị thương nặng. Một phụ nữ bị gãy xương đùi, nữ bệnh nhân còn lại bị chấn thương đốt sống cổ dẫn đến liệt 2 tay và chân. Sau sơ cứu, cả 2 bệnh nhân được chuyển tới BV Nông nghiệp 1.
Lãnh đạo Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, xe cứu hỏa là phương tiện ưu tiên số 1, khi đi làm nhiệm vụ có thể đi vào bất kỳ đường nào kể cả ngược chiều, đi bên phải, bên trái đều được để tiếp cận hiện trường.
XEM CLIP VỤ TAI NẠN:
[WIDGET_VIDEO:::2500]
Ngang nhiên chiếm làn khẩn cấp trên cao tốc: Vô luật pháp, vô đạo đức và giết hại biết bao người Bạn đọc cho rằng việc thản nhiên đi vào làn đường khẩn cấp, không nhường đường khi có tín hiệu của xe được quyền ưu ... |
Bốn vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân diễn ra thế nào? Chỉ trong hơn 40 phút chiều chủ nhật, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) xảy ra bốn tai nạn làm 3 người ... |
Xe cứu hỏa đi ngược chiều va chạm xe khách trên đường cao tốc có sai luật? “Lỗi chính thuộc về xe khách đã không quan sát dẫn đến va chạm gây ra hậu quả nghiêm trọng”. |
Ngày đăng: 17:56 | 19/03/2018
/ Theo Vietnamnet