Qua 3 vòng duyệt hồ sơ, từ cấp cơ sở, ngành đến Hội đồng chức danh GS, PGS nhà nước, nhưng không thành viên nào phát hiện ra hồ sơ của ông Đặng Công Tráng - Trưởng khoa Luật Trường ĐH Công nghiệp TPHCM “có vấn đề”.
Số lượng giáo sư, phó giáo sư tăng nhanh trong thời gian qua. Ảnh: VnEconomy
Nếu không bị phát hiện việc đạo văn, thì ông sẽ nghiêm nhiên được phong chức danh PGS.
Nói về hình thức xử lý với hành vi đạo văn của ông Tráng và cộng sự, cũng như việc "bỏ lọt” hồ sơ của Hội đồng chức danh cấp cơ sở, ông Nguyễn Thiên Tuế - Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp TPHCM- cho biết, trước mắt trường sẽ thu hồi số tiền nghiên cứu về quỹ, sau đó sẽ mời các chuyên gia xem xét tỉ lệ sao chép bao nhiêu, sai sót như thế nào thì mới đưa ra hình thức xử lý. Lãnh đạo nhà trường cũng xem đây là bài học quý cho hội đồng nghiệm thu đề tài.
Còn việc ông Tráng xin rút khỏi danh sách vừa được công nhận chức danh PGS, nhà trường sẽ báo cáo lên Hội đồng chức danh GS nhà nước để xin ý kiến và quyết định.
Liên hệ với một thành viên trong Hội đồng chức danh GS nhà nước, người này cho biết trong quá khứ từng có nhiều trường hợp xin rút khỏi danh sách đạt chuẩn chức danh.
Tất cả những trường hợp này sẽ được đưa ra cuộc họp, nếu xét nguyện vọng xin rút là chính đáng, Hội đồng chấp thuận trên nguyên tắc đa số. Còn nếu lý do xin rút là về vấn đề chuyên môn, Hội đồng chức danh GS nhà nước sẽ trả hồ sơ, đơn bày tỏ nguyện vọng của ứng viên về cho các hội đồng ngành xử lý.
Quy trình xử lý là vậy, nhưng điều dư luận băn khoăn nhất là những ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi qua 3 hội đồng thẩm định, kiểm tra mà vẫn “bỏ lọt” hồ sơ chưa đạt chuẩn, hay ứng viên có hành vi “đạo văn” vẫn được công nhận đạt chuẩn PGS?
Về điều này, TS Lê Viết Khuyến–nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho rằng sẽ rất khó để xác định trách nhiệm thuộc về ai, khi quy trình xét duyệt hiện nay “rất có vấn đề”.
Ví dụ, với trường hợp của ông Đặng Công Tráng, công trình nghiên cứu khoa học "Hoàn thiện quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam" do nhóm của ông thực hiện được cho là sao chép luận văn của thạc sĩ và bài nghiên cứu của nhiều người khác. Ông Tráng đã thừa nhận, nhưng đến nay không ai biết công trình này có được ông đưa vào danh sách công trình khoa học để tính điểm xét duyệt chức danh PGS hay không.
Hiện nay hồ sơ khoa học của ông Tráng và các ứng viên như thế nào thì chỉ các thành viên trong hội đồng chức danh GS, PGS các cấp mới biết. Việc không công khai hồ sơ của các ứng viên đang tạo một kẽ hở trong quy trình xét duyệt, dẫn đến hiện nay khó xác định sai ở khâu nào để xử lý và thiếu sự tham gia giám sát của cả xã hội. Mà khi thiếu sự giám sát, chưa minh bạch, TS Khuyến cho rằng sẽ gây mất niềm tin trong nhân dân.
Tiêu chuẩn công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư như thế nào?
Theo tài liệu hướng dẫn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 do Hội đồng Chức danh giáo sư (HĐCDGS) ... |
Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã hết nhiệm vụ lịch sử?
Mỗi năm, hàng trăm giáo sư, phó giáo sư làm hồ sơ để được công nhận và hàng chục hội đồng xét duyệt chức danh ... |
Ngày đăng: 13:00 | 05/03/2018
/ https://laodong.vn