Một người lính đào ngũ của SDF đã tiết lộ về những thỏa thuận bí mật giữa các chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu ở Syria.
Lực lượng SDF tại Syria. |
Ông Talal Silo là cựu phát ngôn viên của lực lượng SDF tại Syria. Tuy nhiên, nhân vật này sau đó đã rời bỏ khỏi nhóm phiến quân này để sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Anadolu, ông Talal Silo cho hay, các chiến binh SDF do Mỹ hậu thuẫn đã dàn xếp nhiều thỏa thuận với các chiến binh của lực lượng khủng bố IS tại Syria. Theo đó, SDF đồng ý cho các tay súng cực đoan IS và gia đình họ được phép rời thành trì Raqqa, Manbij và Tabqa một cách an toàn để tới khu vực sông Euphrates.
“SDF đã nhiều lần thất bại trong quá trình giành lại quyền kiểm soát đối với Tabqa và con đập ở thành phố này, sau đó đã tiến hành thương lượng với IS. Theo thỏa thuận đó, IS phải rời khỏi thành phố trong khi SDF được phép gỡ toàn bộ bẫy mìn ở con đập Tabqa. Đổi lại, hơn 500 tên khủng bố IS sẽ được rời đi an toàn”, ông Talal Silo nói với phóng viên.
Cựu phát ngôn viên cũng cáo buộc SDF (lực lượng nòng cốt là chiến binh người Kurd) thực chất là vỏ bọc của đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là một tổ chức khủng bố, cùng với Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG).
“Đó chỉ là vấn đề về cái tên chứ không có gì khác. SDF nhận mọi thứ, gồm cả tiền lương, từ YPG. Chính quyền Mỹ muốn trao vũ khí cho người Kurd. Tuyên bố về của SDF chỉ là một màn kịch. Mỹ đã trao quyền lãnh đạo cho người Kurd và PKK”, ông Talal Silo khẳng định.
Ông Talal Silo, cựu phát ngôn viên của lực lượng SDF. |
Theo cựu phát ngôn viên SDF, khoảng 50.000 chiến binh gồm cả nam và nữ, trong đó có khoảng 70% thuộc YPG và YPJ – cơ quan tập hợp phụ nữ của người Kurd. Các tổ chức nhân quyền đã cung cấp tài liệu cho thấy người Kurd đã gây ra tội ác chiến tranh trên lãnh thổ Syria, trong đó có việc xóa sổ những ngôi làng không phải của người Kurd và chèn ép những dân tộc ít người khác.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhiều lần lên tiếng khẳng định, Mỹ đã gián tiếp tiếp tay cho khủng bố IS thông qua việc tài trợ cho các nhóm phiến quân người Kurd.
Liên quân do Mỹ dẫn đầu vẫn chưa đưa ra phản ứng với những bình luận trên đây của ông Silo. Tuy nhiên, những cáo buộc đó được đưa ra trong bối cảnh nhiều quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ liên tục kêu gọi Washington ngừng cấp vũ khí cho người Kurd.
Tuần trước, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái cam kết với ông Erdogan rằng Washington đã yêu cầu ngừng viện trợ vũ khí, đạn dược cho người Kurd. Mỹ cũng bắt đầu quá trình rút quân ở một số khu vực.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra ý định rõ ràng về việc duy trì lực lượng ở Syria để tiếp tục theo dõi tiến trình thiết lập hòa bình giữa các nhóm đối lập và chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, những nỗ lực được thể hiện tại Geneva vào tuần này.
Tháng trước, một quan chức Mỹ giấu tên nói với tờ Washington Post rằng, Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch duy trì hiện diện quân sự ở khu vực cho người Kurd chiếm giữ nhằm ổn định cộng đồng người này dưới hình thức hành chính địa phương. Tuyên bố này phù hợp với khẳng định trước đó vài tuần của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trong đó nói, quân đội Mỹ sẽ tham gia cuộc chiến chống IS ở Syria “miễn là họ muốn chiến đấu”.
IS còn chưa đến 3.000 phiến quân ở Syria, Iraq Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu ước tính còn chưa đến 3.000 phiến quân IS đang cố thủ tại Iraq và Syria. |
Lính đánh thuê– nước cờ hay của Nga? Bảo vệ an ninh cho Syria sau khi Nga rút bớt quân là một nhiệm vụ quan trọng như việc dọn sạch các "ốc đảo ... |
Ngừng cấp vũ khí cho người Kurd Syria: Chiến lược Mỹ phá sản? The Washington Post ngày 24.11 cho hay Nhà Trắng đã xác nhận việc Tổng thống Trump thông báo với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ... |
Ngày đăng: 21:03 | 07/12/2017
/ Người đưa tin