Nga triển khai hơn 2.000 máy bay không người lái cảm tử Gepard với các biện pháp đối phó tác chiến điện tử tiên tiến, nhằm vượt qua hàng phòng thủ của Ukraine.
Trong thời đại chiến tranh máy bay không người lái đang ngày càng phát triển, các lực lượng Nga và Ukraine đều sử dụng các loại máy bay không người lái cảm tử (kamikaze UAV hay đạn tuần kích) này và đạt được thành công lớn trong cuộc xung đột đang diễn ra.
Điện Kremlin lần đầu tiên triển khai Izdelie-52 Lancet vào đầu mùa hè năm 2022. Khi đó các blogger quân sự và những người ủng hộ Nga vô cùng ca ngợi loại vũ khí này.
Sức mạnh drone kamikaze Gepard đáng gờm trên chiến trường. (Ảnh minh họa: National Interest)
Họ cũng cho rằng đây không phải "máy bay không người lái cảm tử" duy nhất mà Moskva triển khai ra tiền tuyến.
Hệ thống bay không người lái (UAS) nhìn chung sẽ thay đổi cuộc chơi đáng kể. Các hệ thống này phá hủy hiệu quả các xe bọc thép của đối phương, bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT), và tấn công các vị trí phía trước tương đối dễ dàng.
Cả hai bên hiện đều ngày càng tăng cường nỗ lực chống lại máy bay không người lái, điều này càng đòi hỏi phải có thêm nhiều loại đạn tuần kích tiên tiến hơn.
Truyền thông nhà nước Nga tuyên bố tuần này rằng lô đầu tiên gồm 2.000 máy bay không người lái Gepard kamikaze đã được triển khai đến tiền tuyến. Mỗi máy bay không người lái đều được trang bị các biện pháp đối phó tác chiến điện tử (EW) tiên tiến.
Một đại diện của nhà sản xuất máy bay không người lái Gepard nói với TASS: "Máy bay không người lái của chúng tôi đã được điều chỉnh chức năng an toàn (điều khiển UAV khi mất liên lạc) để bay qua các khu vực dày đặc hoạt động hệ thống tác chiến điện tử của đối phương".
Đại diện Gepard nói thêm: "Máy bay không người lái tuân theo các hướng dẫn mới nhất của người điều khiển cho đến khi nó nằm ngoài phạm vi của các hệ thống gây nhiễu".
Gepard cũng có khả năng cất cánh mù để chống lại hoạt động do thám điện tử của đối phương và đảm bảo an toàn cho kíp tác chiến tại địa điểm phóng, vì ngày càng có nhiều trường hợp đối phương phát hiện ra vị trí phóng, tấn công bằng đạn chùm và đạn chính xác.
Theo hãng tin tức của Nga, vũ khí có khả năng cất cánh mù sẽ “dừng truyền video trong quá trình phóng UAV”, nhưng vẫn cung cấp các chỉ số cảm biến và thiết bị. Điều này nhằm mục đích “giảm khả năng bị đối phương đánh chặn”.
Một báo cáo từ tờ Izvestia của Nga lưu ý rằng máy bay không người lái kamikaze của Ukraine được phóng vào các mục tiêu chỉ định trước, nhưng điều đó đòi hỏi máy bay không người lái trinh sát trên không phải có tọa độ. Điều này cho phép lực lượng phòng thủ của Nga sử dụng EW để gây nhiễu cho các máy bay không người lái này và bắn hạ chúng.
Mặc dù Gepard không nhận được nhiều sự chú ý như Lancet, cả hai máy bay không người lái kamikaze này vẫn tiếp tục được lực lượng Nga sử dụng.
Đại diện của Gepard cho biết: “Bản ghi chép về các cuộc tấn công của Gepard nêu bật một cơ sở hạ tầng năng lượng lớn ở khu vực Zaporizhzhia, một số xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh của NATO, cùng các thiết bị khác".
Đồng thời, Tass đưa tin rằng hơn 2.000 máy bay không người lái Gepard kamikaze đã được chuyển giao cho quân đội Nga, trong khi thêm 2.000 đến 2.500 máy bay có thể được cung cấp vào cuối năm 2025.
Ukraine và Nga đều có máy bay không người lái Gepard. Quân đội Ukraine có Gepard riêng, cụ thể là máy bay phòng không tự hành Flugabwehrkanonenpanzer Gepard (Flakpanzer Gepard) do Đức sản xuất. Berlin cung cấp khoảng 60 chiếc cho Kiev, với kế hoạch sẽ cung cấp thêm mười chiếc nữa vào cuối năm nay.
Mỹ cũng mua thêm 60 chiếc nữa từ Jordan và bắt đầu gửi chúng đến Kiev vào năm ngoái.
Máy bay phòng không tự hành có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết (SPAAG) này được phát triển vào những năm 1960 và lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào đầu những năm 1970. Hệ thống được trang bị pháo tự động 35mm đôi trong tháp pháo xoay, có thể bắn nhiều loại đạn nổ trên không, bao gồm đạn APHE (đạn nổ xuyên giáp) và đạn HEI (đạn nổ cháy). Hệ thống có tốc độ bắn 550 viên mỗi phút và tầm bắn hiệu quả tối đa là 3.500 mét.
Đây là một trong những nền tảng quân sự do Đức cung cấp mà quân đội Ukraine đã ca ngợi rất nhiều, ngay cả khi các phần cứng khác từ quốc gia NATO này được coi là không đáp ứng được kỳ vọng.
Ngày đăng: 15:45 | 20/05/2025
Phương Anh (Nguồn: National Interest ) / VTC News