Đại biểu Bùi Đặng Dũng (Kiên Giang) đã nói như vậy khi thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước chiều 13.11.
Đại biểu Bùi Đặng Dũng (Kiên Giang) - Ảnh: TK |
Đại biểu Bùi Đặng Dũng (Kiên Giang), Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách cho rằng, vấn đề lộ bí mật nhà nước và bị hạn chế thông tin bí mật nhà nước là 2 giác độ hiện nay phải hết sức lưu ý.
Dẫn chứng ngay tại nơi công tác là Ủy ban Tài chính ngân sách, ông Dũng cho hay: Bất cứ 1 tài liệu nào liên quan đến tài chính ngân sách đưa ra đều cộp dấu mật, tuy nhiên “cứ theo dấu mật mà 10 năm sau mới giải thì cái mật đó giữ đến bao giờ? Trong khi các quốc gia khác liên quan tài chính ngân sách là công khai trên mạng, mọi người dân vào mạng đều biết. Hiện đang có tình trạng lạm dụng “mật” để hạn chế thông tin.
Ông Dũng lấy ví dụ trước đây có việc một cán bộ ở một cơ quan Quốc hội bị phát hiện có lộ tài liệu mật do tài liệu quá nhiều, không thu nộp hay xé huỷ, lại bỏ cho người buôn đồng nát.
Theo ông Dũng, dự luật Bảo vệ bí mật nhà nước phải quy định rõ khái niệm “bí mật” như thế nào. Ông Dũng cho rằng, hiện nay có hiện tượng xem nhẹ, chủ quan dẫn đến phát biểu tại hội nghị, trong bài viết, trao đổi tại hội thảo, trò chuyện giữa người thân với nhau làm lộ bí mật nhà nước.
Sức khoẻ của lãnh đạo Đảng, nhà nước có phải là bí mật không, có phải là bí mật nhà nước không? Nếu là bí mật nhà nước thì phải thực hiện theo đúng tính chất của bí mật nhà nước, còn không phải thì chúng ta công khai.
Ông Dũng cho rằng, chúng ta sẵn sàng chia sẻ thông tin để làm tốt mọi chuyện, còn cái gì cũng quy chụp vào bí mật là sẽ “kẹt”.
Một ví dụ khác cũng được ông dẫn chứng việc làm lộ thông tin bí mật từ các thư ký, lái xe, các quán trà vỉa hè.
“Mỗi một kỳ đại hội, muốn nắm thông tin ra quán trà vỉa hè ngồi hỏi một lúc là người ta nói, người này sẽ làm vị trí này, người kia sẽ làm vị trí kia, mà nói lại trúng. Rõ ràng về mặt tổ chức nhân sự là có chuyện lộ bí mật nhà nước, lộ ở đâu ra? Tự chúng ta làm lộ bí mật của chúng ta ra. Luật này có điều chỉnh những cái đó hay không?”, ông Dũng đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Công an: Lộ, mất nhiều tài liệu tuyệt mật
Từ năm 2001 đến nay đã phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước. Trong đó, nhiều tài liệu thuộc danh mục ... |
Bảo vệ bí mật nhà nước cũng cần hạn chế “mật hóa văn bản”
Cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước tuần qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị quy ... |
https://laodong.vn/thoi-su/suc-khoe-cua-lanh-dao-co-phai-la-bi-mat-nha-nuoc-khong-575884.ldo
Ngày đăng: 22:00 | 13/11/2017
/ Báo Lao động