“Tôi khẳng định, chỉ cần thành phố công khai, minh bạch, làm sao để không khuất tất thì chắc chắn 100 phụ huynh và học sinh sẽ ủng hộ chương trình nhân văn nhiều ý nghĩa này”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết. 

Thống kê của FAO và Liên đoàn sữa quốc tế IDF cho thấy, trên thế giới đang có khoảng 140 triệu trẻ em được hưởng lợi từ chương trình “Sữa học đường”, trong đó, có 58% các chương trình trẻ được cung cấp sữa miễn phí và 27% thì được trợ cấp.

Sữa quan trọng thế nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa là 1 trong 8 nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng hàng ngày, có mặt trong tất cả tháp dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Sữa quan trọng và dễ tiếp thu trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì của trẻ.

Bởi vậy, sữa là một thực phẩm, mang tính toàn diện, trong sữa có rất nhiều loại protein và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ em cả về thể lực và trí lực.

Ở Việt Nam, gần đây việc sử dụng sữa đang ngày càng được quan tâm. Các bậc phụ huynh cũng hiểu biết hơn và hiểu khá rõ về vai trò của việc sử dụng sữa hàng ngày, đối với việc phải triển tầm vóc của trẻ.

sua hoc duong chi can cong khai minh bach dung co nhung cai bat tay duoi gam ban

Trẻ em Việt Nam uống sữa tại trường học.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, do yếu tố về lịch sử tác động, mà thói quen uống sữa ở nước ta vẫn chưa được thường xuyên và phổ biến.

“Trước đây, nước ta còn nghèo, nên nhiều người sẽ có sự đắn đo trong việc sử dụng sữa. Bởi sữa thường khá “đắt”, không phải ai cũng có thể dùng sữa và các sản phẩm từ sữa.

Ngày nay, đời sống của nhân dân có phần khá lên, các sản phẩm từ sữa đa dạng hơn, việc cung cấp sữa cũng thường xuyên hơn, nên người dân cũng tiếp cận được với sữa tương đối dễ dàng”, ông Thịnh nói.

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ngày nay người Việt tiếp cận với sữa dễ dàng, sẵn có hơn, uống sữa cũng thường xuyên hơn, nhưng uống sữa sao cho đúng, không phải ai cũng nắm được.

Uống sữa nên lựa chọn từng loại sữa sao cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ, để phát huy và mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải tập cho trẻ có thói quen sử dụng sữa ngay từ lúc mới sinh.

“Nếu có điều kiện bạn hãy chăm sóc con mình ngay từ khi còn là thai nhi. Các chế độ ăn uống trong quá trình mang thai đều phải được quan tâm, sao cho các em bé đều được sinh đủ tháng, đủ cân, đủ chiều cao.

Khi bé ra đời phải cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, kéo dài tới 24 tháng hoặc lâu hơn. Tiếp theo là tới giai đoạn ăn dặm, khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì sữa mẹ không thể đủ, bạn cần cho trẻ ăn thêm cả sữa ngoài hoặc các sản phẩm từ sữa.

Rồi tới thời gian trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo 2 - 3 tuổi trở đi, lúc này hầu như sữa mẹ sẽ không còn nữa, nhưng nhu cầu về sữa ở trẻ vẫn rất lớn, vai trò của sữa đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, các phụ huynh nên tập cho trẻ có thói quen uống sữa thường xuyên, theo từng lứa tuổi, để mang lại hiệu quả tốt nhất”, BS Hưng nói.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ mầm non nên sử dụng 3 - 4 đơn vị sữa mỗi ngày, trẻ 6 - 7 tuổi sử dụng 5 đơn vị sữa và trẻ 9 - 11 tuổi sử dụng 9 đơn vị sữa một ngày.

“Sữa học đường” một chương trình nhân văn

Sữa trên thực tế sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vi chất cho trẻ em, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt không riêng gì chuyện tăng chiều cao. Nhờ sữa, trẻ em có thể phát triển cả về trí lực, thể lực.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: “Việc uống sữa tốt nhất là sau khi trẻ dùng bữa từ 30 - 45 phút. Bố mẹ nghĩ rằng trẻ ăn no thì không nên hay không ăn được nữa. Tuy nhiên, một hộp sữa 250ml không thấm vào đâu, mà ngược lại còn bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể của trẻ”.

Ông Thịnh cho rằng với trẻ đã đi học, việc trẻ được uống sữa đồng loạt, có giờ giấc cụ thể đặc biệt tốt.

“Tôi từng thấy rất nhiều bà mẹ khổ sở, vật vã khi cho con ăn, uống sữa hàng ngày. Nhưng chỉ cần tới trường, ngồi vào bàn ăn cùng các bạn, các cháu rất ngoan và vui vẻ ăn – uống hết suất của mình.

Vì thế, cho trẻ uống sữa tại trường học sẽ có nhiều cái lợi cùng lúc. Trẻ sẽ có thêm hứng thú uống và sử dụng dụng sữa khi các bạn cùng uống. Trẻ được uống sữa đều đặn, hàng ngày, đúng giờ giúp cho việc hấp thụ sữa có được hiệu quả cao nhất…

Ngoài ra, hầu hết thời gian trong ngày của trẻ từ 2 tuổi trở lên là ở trường, việc bổ sung sữa sau bữa ăn tại trường học là lựa chọn tốt, nên thực hiện đồng loạt”, ông Thịnh nói.

sua hoc duong chi can cong khai minh bach dung co nhung cai bat tay duoi gam ban

Trẻ em Thái Lan uống sữa trong chương trình "Sữa học đường".

Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh, Mỹ… chương trình “Sữa học đường” được triển khai từ rất sớm, giúp phát triển thể lực, tầm vóc của nhiều thế hệ và tạo thói quen sử dụng sữa hàng ngày cho trẻ em.

Trong khi đó, tại Việt Nam, chỉ khoảng 30% dân số biết và có thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa. Trong số 30% dân số sử dụng sữa thì trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước cũng chỉ chiếm xấp xỉ 30%.

Mới đây, chương trình “Sữa học đường” được TP.Hà Nội công bố. Cụ thể, chương trình "Sữa học đường" nhằm mục đích cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP.Hà Nội.

Chương trình đưa ra mục tiêu giai đoạn 2018 – 2020, phấn đấu đến năm 2020, trên 90% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học trên toàn thành phố Hà Nội được uống sữa theo chương trình "Sữa học đường"; đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo và tiểu học đạt 95%...

Theo đó, mỗi trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học sẽ được uống sữa tươi 5 lần/tuần, mỗi lần 1 hộp 180ml, có giá 6.800 đồng. Chi phí cho mỗi hộp sữa này sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%.

Còn riêng đối với trẻ em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách, ngân sách sẽ hỗ trợ 50%, doanh nghiệp hỗ trợ 50%. Đặc biệt, đây là chương trình tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chương trình “Sữa học đường” thực sự là một chương trình nhân văn và có ý nghĩa.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói: “Với chương trình “Sữa học đường” ở Việt Nam, chúng ta không bàn tới việc nhà nước tài trợ bao nhiêu, doanh nghiệp tài trợ bao nhiêu mà hãy nghĩ tới việc các bé được gì sau chương trình này. Theo cá nhân tôi, chương trình “Sữa học đường” rất nhân văn, có ý nghĩa rất lớn.

Đối với trẻ em có điều kiện, các cháu sẽ tập dần được thói quen uống sữa đúng, đủ và khoa học hơn. Còn với các cháu có gia đình khó khăn, thì đây là một dịp để các cháu được sử dụng sữa thường xuyên hơn và thấy rõ được lợi ích khi uống sữa.

Dần dần, việc làm này sẽ thành một phong trào trong toàn quốc. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam sẽ được đảm bảo toàn diện, giúp trẻ tăng trưởng cả về chiều cao, trí lực, cân nặng và thể lực.

Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng con trẻ vẫn có thể được uống sữa hàng ngày.

Tôi xin khẳng định đây thực sự là một chương trình rất nhân văn và có ý nghĩa”.

Minh bạch trước dư luận

PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, ông khá bất ngờ khi chương trình “Sữa học đường” không được sự ủng hộ của nhiều bà mẹ ở Hà Nội, tuy nhiên ông cũng hiểu được lý do các bà mẹ e ngại như vậy.

sua hoc duong chi can cong khai minh bach dung co nhung cai bat tay duoi gam ban

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Theo ông Thịnh, đây là một đề án lớn, quan trọng và liên quan trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em, nên các bà mẹ cân nhắc các nguy cơ và suy nghĩ kỹ trước khi tham gia là việc bình thường.

Không gì quan trọng hơn sức khỏe của con trẻ, vì thế để có được niềm tin của người dân việc triển khai chương trình "Sữa học đường" phải hết sức chuẩn chỉ. Quan trọng nhất là việc đấu thầu đưa sữa vào trường học cần phải làm công khai, minh bạch.

Quá trình đấu thầu phải cho nhiều doanh nghiệp tham gia, doanh nghiệp trúng thầu là doanh nghiệp bỏ thầu giá thấp nhất, nhưng phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng như về mặt dinh dưỡng mà Bộ Y tế quy định.

Cùng với việc minh bạch trong đấu thầu về giá để chọn lựa doanh nghiệp cung cấp sữa, doanh nghiệp trúng thầu cũng cần phải có năng lực đáp ứng cung ứng cho số lượng lớn trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia chương trình sữa học đường.

Việc giám sát chất lượng sữa cung cấp cho cả triệu học sinh mỗi ngày cũng phải được thực hiện nghiêm thông qua việc định kỳ lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra và đảm bảo về hạn sử dụng cũng như chất lượng sữa.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ thêm: “Tôi thấy việc cư dân mạng, nhiều cây bút mạng lên tiếng phản đối, thậm chí bôi đen, nói sai về chương trình sữa học đường là việc làm hết sức vội vàng và thiếu hiểu biết.

Khi bạn chưa hiểu cặn kẽ chính sách này được triển khai thế nào, bên nào tham gia và quan trọng nhất là con em bạn sẽ được hưởng lợi ra sao… nhưng đã vội vàng phê phán, đó là cái nhìn thiếu thiện chí, thiếu hiểu biết, chưa vì lợi ích, tương lai con em mình”.

“Tôi khẳng định, chỉ cần thành phố công khai, minh bạch, làm sao để không khuất tất thì chắc chắn 100% phụ huynh và học sinh sẽ ủng hộ chương trình nhân văn nhiều ý nghĩa này”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm.

Ý kiến của PGS. Nguyễn Duy Thịnh cũng tương đồng với chia sẻ của chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long trên báo chí.

Ông Long cho rằng, sữa học đường là chương trình tốt nhưng việc thực hiện cần thận trọng. Do có một nguồn tiền lớn từ ngân sách sẽ được dùng để hỗ trợ chương trình vì thế việc sử dụng nguồn vốn này thế nào và đối tượng nào được hưởng lợi là vấn đề cần làm rõ.

Với chương trình này, nhất thiết phải cho đấu thầu công khai giữa các nhà cung cấp. Thực tế ở các nước, đấu thầu là hình thức cạnh tranh và mang lại hiệu quả cao nhất.

Để hạn chế các tiêu cực có thể xảy ra với chương trình sữa học đường, mất lòng tin của hàng triệu gia đình, việc đấu thầu phải thực hiện công khai, đúng trình tự của các quy định pháp luật.

Cũng theo ông Long, để tránh việc đấu thầu hình thức, tránh tình trạng nhà cung cấp sữa “luồn cửa sau” hay “bắt tay dưới gầm bàn” với đơn vị tổ chức chương trình, toàn bộ quy trình đấu thầu hoàn toàn phải thực hiện công khai, và có sự giám sát của các cơ quan chức năng và báo chí trong tất cả các khâu. Còn nếu không sẽ là một chương trình để lại nhiều điều tiếng.

Chương trình “Sữa học đường” đã được triển khai điểm ở một số địa phương nước ta, trong đó có Nghệ An, Vũng Tàu… Hầu hết, kết quả sau quá trình triển khai đều rất khả quan, trẻ được cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, nhẹ cân, cải thiện được chiều cao và giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng.

Chương trình tập trung vào trẻ mẫu giáo và tiểu học, đây là lứa tuổi đang phát triển mạnh mẽ cả về trí tuệ và thể chất. Nếu được chăm sóc tốt, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, phát triển tốt, trẻ sẽ có một bước đà mạnh mẽ để tiếp tục phát triển những giai đoạn tiếp theo

sua hoc duong chi can cong khai minh bach dung co nhung cai bat tay duoi gam ban Cần công khai, minh bạch​ triển khai đề án “Sữa học đường“

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội Trần Thế Cương: Cần công khai, minh bạch, rõ ràng trong đấu thầu Đề ...

sua hoc duong chi can cong khai minh bach dung co nhung cai bat tay duoi gam ban Sữa học đường: Hà Nội nên làm gì?

Đây là một quy trình đòi hỏi chặt chẽ, nên UBND rất thận trọng trong đấu thầu chọn đơn vị cung cấp sữa đúng quy ...

sua hoc duong chi can cong khai minh bach dung co nhung cai bat tay duoi gam ban Đề án sữa học đường: Vì tầm vóc trẻ em Việt Nam

Nhiều ý kiến cho rằng, khi áp dụng Chương trình Sữa học đường ở địa phương cần linh hoạt, đặc biệt công khai minh bạch ...

sua hoc duong chi can cong khai minh bach dung co nhung cai bat tay duoi gam ban 1.482 tỷ đồng để học sinh TP.HCM uống sữa trong 2 năm

TP.HCM dự kiến kinh phí cho chương trình sữa học đường là 1.482 tỷ đồng trong 2 năm. Trong đó, ngân sách thành phố hỗ ...

sua hoc duong chi can cong khai minh bach dung co nhung cai bat tay duoi gam ban Ngàn tỷ sữa học đường: Bài toán 100 ngàn đồng và đáp án cho tương lai

Theo chia sẻ của một phụ huynh, sữa học đường là một chương trình nhân văn, trong đó nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân ...

Ngày đăng: 14:00 | 08/10/2018

/ https://vtc.vn