Việc công khai cơ cấu giá thành ô tô VinFast cho thấy các doanh nghiệp phụ trợ trong nước cần tự tin và quyết tâm đi theo "đầu tàu" này...

su minh bach cua vinfast tao dong luc cho doanh nghiep ho tro trong nuoc

Ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Theo ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, việc công khai cơ cấu giá thành ô tô VinFast cho thấy các doanh nghiệp phụ trợ trong nước cần tự tin và quyết tâm đi theo "đầu tàu" này. Chỉ khi tăng mạnh được tỉ lệ nội địa hóa, ngành sản xuất ô tô nội địa mới có thể phát triển được như kỳ vọng.

Không có gì mang tới niềm tin tốt hơn sự minh bạch

Ông có suy nghĩ gì khi bảng cơ cấu giá gây sốt cộng đồng thời gian qua của VinFast cho thấy hãng xe Việt đang bù cho khách hàng cả trăm triệu đồng mỗi chiếc xe?

Một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, đặc biệt là doanh nghiệp lớn VinFast thì việc lỗ thời gian đầu là bình thường. Như chúng tôi vẫn nói, đó là lỗ kế hoạch và không có gì đáng ngạc nhiên cả.

Tuy nhiên, điều rất hay là VinFast đã công khai tất cả những con số về cơ cấu giá thành xe, mức bù lỗ trên mỗi chiếc xe. Theo tôi biết thì đây là hãng xe đầu tiên công bố những thông tin này.

Thực tế, kể từ khi đi vào hoạt động, VinFast luôn thể hiện sự công khai minh bạch khi chủ động mang xe đi kiểm thử ở nhiều nước, công bố chi tiết quá trình kiểm thử, kết quả ra sao. Bây giờ, VinFast lại công khai cả chi phí sản xuất. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng Việt Nam hiểu rõ hơn về sản phẩm của VinFast cũng như khát vọng xây dựng một thương hiệu ô tô Việt Nam của VinFast.

Nhiều người thắc mắc, vì sao một doanh nghiệp ô tô nội địa chấp nhận chịu lỗ lớn thời gian đầu để quyết tâm sản xuất ô tô thương hiệu Việt nhưng vẫn chưa thể giúp người Việt Nam có ô tô giá rẻ?

Một trong những nguyên nhân là thuế suất hiện vẫn ở mức cao khiến giá ô tô bị đội lên. Tuy nhiên, vấn đề khác phải nói tới là ngành công nghiệp hỗ trợ của chúng ta chưa phát triển. Các linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ô tô phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài, phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm…và đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt nên ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

Suốt hơn 20 năm qua, mặc dù Chính phủ đã có nhiều cơ chế chính sách, doanh nghiệp có nỗ lực nhưng ngành công nghiệp hỗ trợ cho ô tô vẫn manh mún, nhỏ lẻ. Hiện Việt Nam có 300 doanh nghiệp đang sản xuất, cung cấp linh kiện phụ tùng cho ô tô. Con số này rất nhỏ bé nếu so với các nước khác, ví dụ Thái Lan có khoảng 2.000 doanh nghiệp.

Điều gì đang khiến công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô mãi chưa lớn được, thưa ông?

Một trong những nguyên nhân là chính sách của Việt Nam đối với phát triển công nghiệp ô tô nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng còn thiếu ổn định. Chính sách về nguyên tắc phải có tính ổn định trong thời gian dài hoặc phải có tính tiên liệu được. Ví dụ một chính sách đưa ra phải nói rõ dự kiến áp dụng trong bao nhiêu năm và sau đó sẽ thay đổi theo hướng ra sao. Ta chưa làm được như vậy nên doanh nghiệp hỗ trợ do dự, không dám bỏ tiền đầu tư.

Cơ hội lớn của các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước

Là một người luôn dõi theo sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, ông kỳ vọng gì vào các doanh nghiệp sản xuất ô tô như VinFast?

Khi VinFast công bố sẽ sản xuất ô tô thương hiệu Việt, tôi rất mừng vì đây là bước đi rất táo bạo trong bối cảnh chúng ta đã chính thức thừa nhận thất bại với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô. Ở góc độ công nghiệp hỗ trợ, những doanh nghiệp tiên phong như VinFast rất quan trọng, vì hiện tại, 96-97% doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ là nhỏ và siêu nhỏ, tính hợp tác yếu nên rất cần một doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt.

Trước đó, cũng có một số doanh nghiệp trong ngành ô tô được kỳ vọng là đầu tàu nhưng thực tế, các đơn vị này chưa làm được nhiều. VinFast thì rất đặc biệt. Họ có chiến lược rõ ràng, đặt ra mục tiêu nội địa hóa tới 60%. VinFast thậm chí đã dành diện tích hơn 100ha trong tổ hợp của mình cho các doanh nghiệp hỗ trợ với nhiều hình thức đa dạng.

VinFast nói rằng họ muốn tăng dần tỷ lệ nội địa hóa lên như một giải pháp chủ động nhằm hạ giá thành sản xuất ô tô, trong lúc chờ Nhà nước có chính sách ưu đãi phù hợp hơn để khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục hành trình xây dựng một "thương hiệu quốc gia". Ông có cho rằng đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp hỗ trợ vươn lên mạnh mẽ không?

Đúng vậy. Tôi thực sự kỳ vọng vào việc VinFast tạo ra động lực kích thích các doanh nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển. Từ đó, giá thành linh kiện phụ tùng chắc chắn sẽ giảm nhiều và giúp người dân có thêm cơ hội sở hữu ô tô.

Trong Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện có một số doanh nghiệp đã hợp tác VinFast, ví dụ như An Phát. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng đã cung cấp hàng cho VinFast. Đó cũng là tín hiệu đáng mừng.

VinFast đã đánh giá đúng về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và bắt tay với doanh nghiệp nội. Ngược lại, các doanh nghiệp hỗ trợ cũng nhận thấy, hợp tác với VinFast là cơ hội. Tức là, bước đầu, hai bên đã gặp nhau rồi. Tôi tin những doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt, đầu tàu như VinFast sẽ tạo cú hích lớn để các doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển mạnh mẽ.

su minh bach cua vinfast tao dong luc cho doanh nghiep ho tro trong nuoc Phó TGĐ VinFast: "Chưa nhận biệt đãi gì về chính sách từ Nhà nước"

Sau khi VinFast công khai mức lỗ trên mỗi chiếc xe bán ra, có một số ý kiến cho rằng hãng xe Việt đang cố ...

su minh bach cua vinfast tao dong luc cho doanh nghiep ho tro trong nuoc VinFast miễn lãi vay 2 năm đầu cho khách hàng mua xe Lux

Sau khi nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khách hàng với chương trình siêu ưu đãi tài chính dành cho xe Fadil, Công ...

su minh bach cua vinfast tao dong luc cho doanh nghiep ho tro trong nuoc VinFast nhận được ưu đãi gì từ chính sách?

VinFast chính thức công bố cơ cấu giá thành mỗi chiếc ô tô được sản xuất, trong đó thuế chiếm gần 50, hãng bù ra ...

Ngày đăng: 14:52 | 04/12/2019

/ vneconomy.vn