Ít nhất 222 người đã thiệt mạng khi sóng thần ập tới tấn công nhà cửa, khách sạn và các tòa nhà khác bên bờ biển vào tối 22.12 dọc theo eo biển Sunda ở Indonesia.
Sóng thần đã giết chết hơn 200 người tính đến thời điểm sáng 24.12.
Thảm họa thiên nhiên mới nhất ở quốc đảo Đông Nam Á được cho là xảy ra sau một vụ phun trào và sạt lở của núi lửa Anak Krakatau — núi lửa "con" của Krakatoa nổ ra, 14 năm sau trận sóng thần Boxing Day đã giết chết hơn 227.000 người trên khắp Đông Nam Á.
Theo báo cáo của giới chức Indonesia, 843 người khác bị thương và hàng chục người được báo cáo mất tích sau khi sóng thần tấn công các khu vực ven biển dọc theo phía tây Java và phía nam đảo Sumatra lúc 21h27.
Cơ quan quản lý thiên tai Indonesia cho biết, số người chết có thể tăng lên khi chính quyền chưa nắm được thông tin từ tất cả các khu vực bị ảnh hưởng.
Đây là trận sóng thần nhiều người chết thứ 2 ập đến với Indonesia trong năm nay. Tuy nhiên, thảm họa cướp đi hơn 2.500 sinh mạng trên đảo Sulawesi vào ngày 28.9 đi kèm với một trận động đất mạnh nên dân cư nhận được cảnh báo trước khi sóng thần ập tới. Trong khi đó, tối 22.12, không có bất cứ tín hiệu nào từ thiên nhiên để báo trước cho người dân về nguy cơ của một trận sóng thần ập tới.
Hậu quả của trận sóng thần chưa thể thống kê hết.
Chủ tịch tập đoàn nghỉ dưỡng Pak SD Darmano, có khách sạn bị sóng thần tấn công, đã mô tả sự tàn phá. Ông cho biết 500 người đang ở tại khách sạn và 90 thi thể đã được tìm thấy cho đến nay, nói thêm: \'Mỗi phút lại có thêm nhiều thi thể được phát hiện".
AFP dẫn lời các chuyên gia cho hay, một cơn sóng thần khác có thể tấn công Indonesia. Cảnh báo được đưa ra hôm 23.12 cho biết: "Khả năng xảy ra sóng thần ở eo biển Sunda sẽ vẫn cao khi núi lửa Anak Krakatoa đang trong giai đoạn hoạt động vào thời điểm này. Do vậy, điều đó có thể gây ra lở đất dưới biển" — chuyên gia Richard Teeuw, Đại học Portsmouth, Anh nói.
Trong khi đó, chuyên gia Jacques-Marie Bardintzeff Đại học Paris-South cảnh báo "chúng ta phải cảnh giác rằng núi lửa hiện đã bị mất ổn định". Ông cho rằng các khảo sát sonar là cần thiết để xem xét đáy biển xung quanh núi lửa. Tuy nhiên, "không may là loại khảo sát ngầm này mất rất nhiều tháng để sắp xếp và tiến hành", ông nói.
Dù vậy, chuyên gia này trấn an rằng: "Các trận sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp nhất do núi lửa phun trào là rất hiếm. Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất (và nhiều người chết nhất) là vụ phun trào của núi lửa Krakatoa năm 1883".
Giới chuyên gia đánh giá, thảm họa sóng thần ngày hôm qua là tiếng vọng kinh hoàng của Boxing Day năm 2004.
Một trận động đất 9,1 độ richter kéo dài 10 phút ở Ấn Độ Dương lúc 8 giờ sáng đã gây ra một loạt sóng thần về phía đất liền trong bảy giờ, với một số sóng đạt tới 98ft (29 mét). Tổng cộng có khoảng 227.000 người chết ở 14 quốc gia - bao gồm hơn 120.000 người ở Indonesia - khi các khu vực cách xa Đông Phi theo một hướng và Mexico ở một hướng khác bị tàn phá.
Núi lửa vẫn phun trào, sóng thần có thể tiếp tục tấn công Indonesia
Núi lửa Anak Krakatau vẫn đang hoạt động, khiến chính phủ Indonesia khuyến cáo người dân không trở lại các vùng bờ biển. |
Chuyên gia Anh cảnh báo sóng thần có thể tiếp tục tấn công Indonesia
Núi lửa Anak Krakatau đang trở nên bất ổn sau những trận phun trào, có nguy cơ gây thêm lở đất và sóng thần tàn ... |
Chưa hết tang thương sau thảm họa sóng thần, Indonesia lại đón tin dữ
Một ngày sau thảm họa sóng thần ở eo biển Sunda làm 222 người thiệt mạng, các chuyên gia địa chất cảnh báo một con ... |
Vì sao núi lửa phun trào lại gây ra sóng thần ở Indonesia?
Một phần sườn núi lửa đã trượt xuống biển trong quá trình phun trào được cho là nguyên nhân dẫn đến sóng thần tàn phá ... |
Ngày đăng: 10:31 | 24/12/2018
/