Thỏa thuận xong giá cả và người thân nhận đặt cọc vài triệu đồng là trẻ khuyết tật phải rời nhà, theo chủ đi bán hàng ở bất cứ đâu, từ Sài Gòn, Bà Rịa tới Tiền Giang, Phú Quốc... Dù bị đánh đập, bỏ đói, trẻ cũng phải chấp nhận.

song bam tren tre khuyet tat ky 2 bi danh dap va bo doi
Ông Giang chia sẻ “kinh nghiệm” thuê người khuyết tật đi bán hàng

Chủ đổ cơm xuống đất bắt ăn

Bị bại não bẩm sinh nên sức khỏe của Trang (13 tuổi, quê Thanh Hóa) rất yếu, lại thêm việc phải dãi nắng dầm mưa cùng chủ đi bán hàng một ngày 2 cữ nên mới đây Trang đổ bệnh, phải vào bệnh viện. Biết thông tin này, chúng tôi hỏi nguyên nhân thì ông Giang (người thuê Trang) nói: “Nhà nó nghèo lắm. Lúc ở nhà chả có gì mà ăn. Đi theo vợ chồng tôi, được cho ăn suốt ngày, ăn không ngừng. Ăn nhiều quá nên bị rối loạn tiêu hóa”.

Với giá thuê từ 3 - 4 triệu đồng/tháng, những kẻ khỏe mạnh và hoàn toàn không có quan hệ huyết thống đã biến nhiều trẻ khuyết tật thành công cụ “hái ra tiền”…

Tuy nhiên, một người đàn ông cùng khu trọ bức xúc: “Sức người khuyết tật có hạn nhưng chủ lại tham. Sáng kiếm được 1 triệu đồng rồi, chiều còn muốn kiếm thêm 2 - 3 triệu đồng nữa nên bắt con bé đi tới khuya. Có ngày về tới xóm trọ tôi thấy mặt con bé bơ phờ nhưng sáng hôm sau vẫn bị đẩy đi sớm. Làm như vậy người khỏe còn đổ bệnh, huống gì người khuyết tật. Họ sợ con bé đuối sức không theo được nên mới bắt ăn nhiều, không tiêu hóa được nên phải vào bệnh viện”.

"Thậm chí có cháu nhỏ quê ở Ninh Bình bị khuyết 2 chi dưới còn bị chủ đổ cơm xuống đất bắt ăn"

Ông Lê N.N khu trọ Thắng Lợi (QL51, gần TP.Bà Rịa)

Còn ông Lê N.N (hành nghề bán mắt kính dạo ở khu trọ Thắng Lợi) cho biết: “Những ngày bán được nhiều thì đỡ chứ những ngày bán ế là bọn trẻ được chủ đưa về rất muộn. Có khi quá 0 giờ họ mới về”.

Hơn 20 năm trọ ở khu vực TP.Bà Rịa, ông N. đã chứng kiến không ít lần người khuyết tật bị chủ đánh đập. Ông kể: “Ở trọ gần phòng của những người khuyết tật đi bán hàng, tôi đã nghe và tận mắt chứng kiến cảnh họ bị chửi bới, bỏ đói và đánh đập. Thậm chí có cháu nhỏ quê ở Ninh Bình bị khuyết 2 chi dưới còn bị chủ đổ cơm xuống đất bắt ăn”.

Túng quẫn làm liều

Không một tờ giấy bảo đảm, không cam kết, không ai giám sát mà chỉ qua thỏa thuận miệng, người thuê sẽ dẫn người khuyết tật đi. Mọi rủi ro đều có thể xảy đến với người khuyết tật.

song bam tren tre khuyet tat ky 2 bi danh dap va bo doi
Bé Trang ở một mình trong phòng tại khu trọ Thắng Lợi (TP.Bà Rịa)

Với tình yêu thương đặc biệt, bà Jackie Wrafter (quốc tịch Pháp) đã thành lập Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Kỳ Anh (P.Điện Nam Đông, TX.Điện Bàn, Quảng Nam).

Trong vai bán máy may dạo, thu nhập bấp bênh, chúng tôi liên lạc với ông Tô Văn Chiến (chuyên thuê người khuyết tật đã 10 năm) đang “hành nghề” ở khu vực chợ Long Khánh (TX.Long Khánh, Đồng Nai) thì được chỉ dẫn: “Muốn làm “nghề” này, trước tiên phải tìm được người khuyết tật theo cùng. Để gia đình người ta giao con cho mình thì phải biết cách mà hứa hẹn. Thông thường nhà càng nghèo, càng khó khăn thì càng dễ thỏa thuận”.

Rất ác và cần phải lên án

Theo tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, người sáng lập Trường chuyên biệt Khai Trí (TP.HCM), người khuyết tật sức khỏe vốn đã không được như người bình thường, lại phải dãi nắng dầm mưa và hít khói bụi nhiều trên đường phố sẽ ảnh hưởng rất lớn, khiến họ nhanh chóng mất sức khỏe. “Việc cho thuê mướn người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng để kinh doanh là rất ác và cần phải bị lên án”, bác sĩ Mẫm nhấn mạnh.

Ông Chiến nói thêm: “Tìm được người khuyết tật phù hợp thì tới nhà đặt thẳng vấn đề với cha mẹ hoặc người thân của họ để thuê. Lúc này, để gia đình họ yên tâm thì mình cứ hứa hẹn là sẽ chăm sóc con họ tử tế, cho ăn no và tới tháng gửi tiền thuê đầy đủ. Họ có bắt viết giấy thì mình viện cớ giấy tờ lằng nhằng để không phải ký kết gì”.

Sau khi có người tới nhà hỏi thuê đứa con gái bị liệt nửa người, bà Bùi Thị Hường (quê Quảng Xương, Thanh Hóa) đồng ý số tiền nhận được hằng tháng là 2,5 triệu đồng. Với số tiền này, bà Hường giao trắng con mình cho người thuê với thỏa thuận mỗi năm cho về thăm nhà một lần.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thúy (Hà Tĩnh) có con là Huỳnh Thị Nguyệt (12 tuổi) bị bệnh bại não cũng cho một người gần nhà thuê với số tiền 3 triệu đồng/tháng để đẩy xe đi bán tăm bông, kẹo cao su trong TP.HCM.

Bà Thúy kể: “Ban đầu chồng tôi không cho đi, nhưng hoàn cảnh khó khăn, bữa cháo bữa rau, với lại nếu cháu đi, tôi cũng có thêm thời gian làm thuê kiếm thêm thu nhập. Thế rồi gia đình tôi cho cháu Nguyệt đi”.

Chăn dắt” người khuyết tật là có thật

Một lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM xác nhận việc “chăn dắt”, thuê mướn người khuyết tật là có thật và cho biết thêm: “Trong một chuyến công tác ra miền Trung, tôi và một đồng nghiệp đến tìm hiểu một số trường hợp người lang thang tại TP.HCM để đưa họ về địa phương tiếp nhận thì phát hiện thêm là cứ tới mùa hè, có những nhóm người tập hợp học sinh nghỉ hè đưa vào TP.HCM thuê chỗ ở để đi bán vé số”. Theo vị lãnh đạo này, trước đây vào các đợt lễ, tết, Sở thường phối hợp với địa phương tập trung người lang thang về các cơ sở xã hội. Tuy nhiên, theo quy định mới hiện nay thì địa phương chủ động thống kê số lượng người lang thang, căn cứ vào đó để đề xuất và Sở sẽ phối hợp rà soát chứ không chủ động làm như trước đây. Ông nhận định: “Bằng cảm quan nhìn từ đường phố, tôi thấy tiến độ xử lý việc này hơi chậm. Yêu cầu cấp thiết hiện nay là các tỉnh thành phải kết hợp chặt chẽ với nhau để khi phát hiện vụ việc thì có cách giải quyết hợp lý. Địa phương cần đứng ra nhìn nhận và đề xuất biện pháp giúp đỡ để họ có việc làm, học tập được ở địa phương, thay đổi cuộc sống. TP.HCM sẽ phối hợp một cách chặt chẽ”.

song bam tren tre khuyet tat ky 2 bi danh dap va bo doi Sống bám trên trẻ khuyết tật: Ngồi không kiếm 5 - 7 triệu đồng/ngày

Với giá thuê từ 3 - 4 triệu đồng/tháng, những kẻ khỏe mạnh và hoàn toàn không có quan hệ huyết thống đã biến nhiều ...

http://thanhnien.vn/gioi-tre/song-bam-tren-tre-khuyet-tat-ky-2-bi-danh-dap-va-bo-doi-874584.html

Ngày đăng: 09:43 | 12/09/2017

/ Lam Ngọc/Báo Thanh niên