Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư (GS) nhà nước Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Thường trực Hội đồng chức danh GS ngành, liên ngành tự tổ chức rà soát lại chất lượng GS, phó giáo sư (PGS) sẽ khó “ra vấn đề” bởi sẽ đều đúng quy trình vì "vừa đá bóng vừa thổi còi".

soi lai chat luong giao su pho giao su sao lai vua da bong vua thoi coi

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu Thường trực Hội đồng chức danh GS ngành, liên ngành tổ chức rà soát lại kỹ lưỡng hồ sơ các ứng viên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.

Quan điểm của Bộ trưởng nêu rõ: "Trong quá trình rà soát, nếu phát hiện trường hợp ứng viên nào không đáp ứng đủ tiêu chuẩn GS, PGS theo quy định, phải báo cáo Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cương quyết không công nhận".

Bàn về vấn đề này, một thành viên hội đồng về ngành Toán tiết lộ với PV Lao Động: Từ năm 2016, chúng ta đã biên soạn dự thảo mới về công nhận chức danh GS, PGS với bộ tiêu chí đặt lên cao hơn nhiều, trong đó đặc biệt yêu cầu tiêu chí về công bố quốc tế.

Đầu năm 2017, Bộ GDĐT đã công bố dự thảo, tuy nhiên, dự thảo nhận được nhiều ý kiến trái chiều nên chưa được thông qua. Chính vì năm nay vẫn áp dụng quy định cũ nên mới dẫn đến nhiều người chạy đua cho “chuyến tàu vét”. Hiện muốn biết chất lượng kém hay không cần xem tỉ lệ công bố quốc tế của từng ứng viên như thế nào so với các năm trước. Chúng ta cần dựa vào căn cứ khoa học chứ không thể đánh đồng vì đông người nên chất lượng đi xuống.

Tuy nhiên, vị GS này cũng cho rằng: “Chuyện rà soát thực tế sẽ rất khó vì ai sẽ đứng ra làm trọng tài? Hội đồng không thể tự công nhận mình sai được, ai dám nói vậy? Bộ GDĐT cần có những hướng dẫn cụ thể chứ không thể chỉ nói chung chung là cần rà soát được”.

Trước đó, ngày 8.2, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ trưởng GDĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS nhà nước liên quan việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS. Trong đó, có không ít thông tin cho rằng có những dấu hiệu không bình thường trong xét duyệt.

Theo công bố của Hội đồng Chức danh GS nhà nước, năm 2017, số lượng người được công nhận chức danh GS, PGS là 1.226 người, cao kỷ lục trong 41 năm qua và xấp xỉ bằng tổng số GS, PGS của hai năm 2015, 2016. Số tân GS, PGS có bài báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI, Scopus rất thấp.

56 tân GS có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus với tổng số bài là 924. Như vậy, 29 người được công nhận không có bài đăng trên ISI/Scopus, chiếm 34% tổng số GS. Con số này với PGS là 609 người, chiếm 53%.

11 ngành trong tổng số 28 ngành có GS được phong lần này không có bài báo ISI/Scopus nào, bao gồm tâm lý, ngôn ngữ, giáo dục học, công nghệ thông tin, luật học…

soi lai chat luong giao su pho giao su sao lai vua da bong vua thoi coi Thủ tướng yêu cầu rà soát chất lượng giáo sư, phó giáo sư

Trước thông tin về số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2017 tăng đột biến, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT ...

soi lai chat luong giao su pho giao su sao lai vua da bong vua thoi coi Cần nhiệm kỳ cho chức danh giáo sư, phó giáo sư

Vần đề về tăng đột biến số lượng giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) đang tiếp tục gây nhiều tranh luận. Trong đó, nhiều ...

Ngày đăng: 08:40 | 10/02/2018

/ https://laodong.vn