Cả IBM lẫn Motorola đều không có lợi nhuận hay ảnh hưởng đến thị trường như trong quá khứ sau khi bị Lenovo thâu tóm.

Sau khi chinh phục được các thị trường nội địa, các công ty Trung Quốc bắt đầu hướng tới các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của họ là sở hữu trí tuệ.

Để có thể vào các thị trường này, công ty Trung Quốc thường chọn cách thâu tóm các doanh nghiệp sở hữu nhiều bằng sáng chế. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thành công và số phận của IBM và Motorola sau khi về tay Lenovo là ví dụ điển hình.

so phan cua ibm motorola sau khi ve tay lenovo
Cả IBM lẫn Motorola đều chưa thể phát triển sau khi Lenovo mua về.

Lenovo mua lại hai công ty của Mỹ, trong đó có mảng máy tính và mảng máy chủ giá rẻ của IBM cùng bộ phận điện thoại thông minh của Motorola (từ Google) với số tiền lần lượt là 2,9 tỷ USD và 2,3 tỷ USD.

Từng là một đế chế về phần cứng máy tính trong những năm 2000, nhưng IBM xuống dốc không phanh từ 2005 do sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm giá rẻ đến từ Trung Quốc. Việc mua IBM của Lenovo, một phần được kỳ vọng sẽ giúp công ty tìm lại ánh hào quang năm xưa, hay ít nhất là vực dậy một tên tuổi đang trên đường suy tàn bởi công ty Trung Quốc khi đó đang dẫn đầu thị trường máy tính. Thế nhưng, các sản phẩm chủ chốt, trong đó có ThinkPad đang có doanh số không mấy khả quan. Vị trí số một của Lenovo hiện cũng đã bị HP soán ngôi.

Trong khi đó, mảng máy chủ IBM sau khi về tay Lenovo cũng không có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Theo The Guardian, kể từ khi tiếp quản vào năm 2014, đã có hơn 700 triệu USD "bốc hơi" và khả năng thu về gần như bằng không nếu dựa vào tình hình thực tế hiện tại. "Sự tăng trưởng mạnh từ dịch vụ đám mây Google, Microsoft hay Amazon với các giải pháp lưu trữ linh hoạt hơn là nguyên nhân chính khiến máy chủ của IBM ế ẩm", nhà phân tích Adrian O\'Connell của Gartner nhận định. Bên cạnh đó, chuyên gia này cho rằng những lo ngại an ninh do máy chủ đặt tại Trung Quốc cũng là nguyên nhân khiến các đối tác dè chừng.

Motorola là hãng điện thoại lâu đời của Mỹ, có thể xem là khởi đầu cho ngành công nghiệp di động với các sản phẩm có từ 1983. Tuy nhiên, Lenovo gây sốc khi mua công ty với giá chỉ 2,3 tỷ USD, dù trước đó Google mua lại với giá 12,5 tỷ USD. Yang Yuanqing, Giám đốc điều hành của Lenovo, khi đó tin tưởng sự có mặt của Motorola sẽ giúp hãng cạnh tranh trực tiếp với các tên tuổi lớn như Apple và Samsung.

Nhưng có vẻ như mọi thứ không như kỳ vọng khi mỗi quý người ta lại thấy Lenovo càng mất tiền. Đầu tháng 3 vừa qua, một nửa số nhân viên Motorola đã nghỉ việc tại văn phòng đặt tại Chicago (Mỹ). Tại Trung Quốc, thị phần smartphone của hãng dù vẫn top 10 nhưng chiếm số phần trăm rất nhỏ. Dòng điện thoại Moto tuy có nhiều sự thay đổi nhưng doanh số của nó chưa đủ lớn để xuất hiện riêng trên biểu đồ smartphone hiện tại.

Chuyên gia Neil Shah của Counterpoint Research chỉ ra rằng, thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á có vẻ phù hợp hơn cho Lenovo-Motorola phát triển mảng smartphone. Tuy nhiên, chỉ có một trong hai kinh doanh sản phẩm ở thị trường nhất định thay vì giẫm chân nhau và cùng đi xuống như hiện nay.

Khi được hỏi, phía Lenovo vẫn cho rằng việc công ty không có lãi chỉ là khó khăn hiện tại. "Chúng tôi đang củng cố vị trí của mình tại châu Mỹ, đồng thời thúc đẩy sự đột phá ở thị trường phát triển cũng như đầu tư có kiểm soát ở thị trường mới nổi", đại diện Lenovo cho biết.

so phan cua ibm motorola sau khi ve tay lenovo

Lenovo khoe smartphone với màn hình chiếm 95% mặt trước

Phó chủ tịch Lenovo chia sẻ bức phác thảo cho thấy mẫu điện thoại Z5 sắp ra mắt gần như không có viền màn hình ...

so phan cua ibm motorola sau khi ve tay lenovo

Motorola Razr sắp được \'hồi sinh\'

Sau Nokia 3310 và Nokia 8110 được HMD Global làm mới, Lenovo có thể cũng thực hiện điều tương tự với Razr.

https://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/so-phan-cua-ibm-motorola-sau-khi-ve-tay-lenovo-3749341.html

Ngày đăng: 15:53 | 15/05/2018

/ vnexpress.net