Tương lai của con gái nhà sáng lập Huawei, cựu Giám đốc tài chính Meng Wanzhou hiện đang được truyền thông đặc biệt quan tâm, sau khi Mỹ tuyên bố theo đuổi đến cùng vụ dẫn độ bà.
Bộ Tư pháp Mỹ trong một tuyên bố đưa ra hôm 22/1 khẳng định sẽ theo đuổi vụ dẫn độ cựu Giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou, người bị Canada bắt giữ vào đầu tháng 12/2018 với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Washington áp đặt lên Iran.
Theo tuyên bố của Bộ này, Mỹ sẽ chính thức đưa ra yêu cầu dẫn độ với Canada vào hạn chót là ngày 30/1 tới. Ngay khi có yêu cầu chính thức, tòa án Canada sẽ có 30 ngày để quyết định là liệu có đủ bằng chứng pháp lý để hỗ trợ tiến trình dẫn độ hay không.
Bà Meng Wanzhou rời khỏi nhà riêng tại Vancouver, Canada trong thời gian tại ngoại. (Ảnh: ST)
Vụ bắt giữ nhân vật cấp cao của tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc đã thổi bùng căng thẳng ngoại giao giữa Ottawa và Bắc Kinh. Sau khi Meng bị bắt giữ, Trung Quốc cũng bắt giữ 2 công dân Canada và tử hình một công dân Canada vì tội buôn bán ma túy.
Theo Reuters, thông thường quá trình dẫn độ ở Canada sẽ bắt đầu bằng một lệnh bảo đảm tạm thời từ quốc gia mà Canada có thỏa thuận dẫn độ, giống như thỏa thuận chính quyền Mỹ đưa ra yêu cầu Ottawa bắt giữ mà Meng.
Quốc gia yêu cầu dẫn độ sẽ có 60 ngày để đưa ra yêu cầu dẫn độ chính thức kể từ khi đối tượng bị bắt giữ. Bộ trưởng tư pháp mới của Canada, ông David Lametti sẽ có 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu để quyết định có ban hành thẩm quyền để dẫn độ hay không. Nếu ông Lametti gật đầu, trường hợp của bà Meng sẽ được gửi tới Tòa án Tối cao British Columbia để mở một phiên điều trần dẫn độ.
Phiên điều trần có thể sẽ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Thấm phán sẽ quyết định bằng chứng ban đầu được cung cấp có đủ để thi hành một bản án hay không. Nếu thẩm phán quyết định bằng chứng mà Mỹ đưa ra đủ mạnh, họ sẽ ban hành một đề nghị dẫn độ hiệu quả gửi tới Bộ trưởng Tư pháp Canada.
Bộ trưởng Tư pháp Canada sau đó sẽ quyết định có để Mỹ dẫn độ bà Meng hay không.
Bà Meng trong khi đó sẽ có nhiều phương án để kháng cáo lệnh được đưa ra từ thẩm phán cho tới Bộ trưởng Tư pháp Canada nhằm kéo dài trường hợp của mình lên tới vài năm, theo Reuters.
Theo Luật sư Brock Martland hiện làm việc tại Vancouver, thông thường các nước có xu hướng tuân thủ nghĩa vụ đối với một đối tác dẫn độ nên khả năng Canada đồng ý để Mỹ dẫn độ bà Meng về nước là khá cao. Nhưng nếu trường hợp này xảy ra, đội ngũ pháp lý của Huawei và bà Meng chắc chắn sẽ dốc toàn lực để bảo vệ bà.
Giám đốc Huawei bị nghi làm gián điệp lần đầu lên tiếng
Giám đốc kinh doanh Huawei bị bắt tại Ba Lan tháng 1/2019 với cáo buộc làm gián điệp và bị công ty sa thải ngay ... |
Giám đốc Huawei bị bắt: Mỹ xác nhận thời hạn dẫn độ Mạnh Vãn Chu
Theo hiệp ước dẫn độ giữa Mỹ và Canada, sau khi Ottawa thực hiện vụ bắt người, Washington có 60 ngày để chính thức hóa ... |
Công ty Canada quay ra ủng hộ Huawei giữa làn sóng tẩy chay
Telus, một trong những công ty sản xuất điện thoại lớn nhất Canada vẫn khẳng định tiếp tục hợp tác với đối tác Trung Quốc ... |
\'Công chúa Huawei\' có thể được thả để nhượng bộ đàm phán thương mại?
Hiện Mỹ vẫn chưa nộp đơn xin dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu trong khi hạn chót giam giữ là 30/1. Giới quan sát cho ... |
Ngày đăng: 15:07 | 23/01/2019
/