Mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý xe hợp đồng điện tử theo mô hình Uber, Grab, trong đó có quy định cấm đường như taxi truyền thống và kiến nghị công khai giá cước. Trước những băn khoăn của dư luận cho rằng sẽ không dễ dàng, PV Báo Lao Động đã có buổi trao đổi với lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội - ông Vũ Văn Viện - để làm rõ hơn câu chuyện này.

uber

so gtvt ha noi yeu cau siet chat quan ly uber grab lieu co kha thi
Hà Nội tiên phong siết chặt Uber, Grab. Ảnh: Internet

Hà Nội quyết siết “vòng kim cô”

Mới đây, phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành giao thông vận tải năm 2018, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện nhận định, loại hình vận tải công nghệ như Uber, Grab phát triển mạnh đã mang lại nhiều lợi ích cho hành khách, thúc đẩy taxi truyền thống tự đổi mới, tuy nhiên còn nhiều tồn tại vướng mắc. Trước những bất cập, Hà Nội đã cắm biển cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ tại 11 tuyến phố trong khung giờ cao điểm. Việc thí điểm cấm Uber và Grab này được thực hiện trong 1 tháng, từ 11.1 đến 11.2.2018. Trong 10 ngày đầu, CSGT chỉ nhắc nhở những lái xe vi phạm. Tuy nhiên sau 10 ngày sẽ tiến hành xử phạt.

Bên cạnh đó, Sở GTVT Hà Nội cho biết cũng sẽ phối hợp liên ngành yêu cầu Uber, Grab công bố công khai mức giá vận tải, bảo đảm công khai minh bạch để hành khách lựa chọn, nhằm đảm bảo công bằng giữa hoạt động của Uber, Grab và taxi truyền thống. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận định xử lý theo kiểu này sẽ không dễ dàng bởi khó thể phân biệt xe chạy Grab và Uber với phương tiện cá nhân thông thường.

Trao đổi với PV Báo Lao Động xung quanh câu chuyện này, ông Vũ Văn Viện cho biết, khi triển khai thí điểm hạn Uber, Grab trên 11 tuyến phố, quan điểm của thành phố là phải quản lý chặt chẽ đối với loại phương tiện này và đã kiến nghị với Bộ GTVT tại đề án “Quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP.Hà Nội, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030” được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua tại kỳ họp thứ 4 bằng Nghị quyết số 04 năm 2017, xác định coi hoạt động phương tiện hợp đồng dưới 9 chỗ Uber - Grab được quản lý như xe taxi.

“Hiện tại Sở GTVT Hà Nội đang tham mưu UBND thành phố triển khai đề án này. Các điều kiện kinh doanh của xe hợp đồng dưới 9 chỗ phải chờ Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau hội nghị tổng kết” - ông Viện nói.

Vị Giám đốc Sở cũng thừa nhận, việc phát hiện đâu là xe cá nhân và đâu là xe hợp đồng Uber, Grab trước mắt vẫn còn là trở ngại. Tuy nhiên, ông tin rằng mọi việc sẽ sớm vào nền nếp bởi quy định của pháp luật về xe hợp đồng rất rõ ràng là các phương tiện đều phải gắn logo. Nhưng trên thực tế, do các xe hợp đồng, đặc biệt Uber, Grab chưa có mẫu nhất định nên các lái xe vẫn đang trốn tránh được việc dán logo lên xe. “Về việc này chúng tôi đang kiến nghị xây dựng quy chuẩn chung vì đây là một điều kiện dành cho xe hợp đồng và để kiểm tra, xử lý dễ dàng hơn” - ông Viện cho biết thêm.

Phải đăng ký giá theo quy định

Đặt tình huống một chiếc xe là Uber, Grab chở khách vào đường cấm nhưng cương quyết phủ nhận, khăng khăng nói mình là xe gia đình, chở người thân, người đứng đầu ngành giao thông của thủ đô cho biết mặc dù hiện tại, các cơ quan chức năng chưa tra cứu được dữ liệu phương tiên của Uber, Grab nhưng điều đó có thể xảy ra trong tương lai không xa khi các quy định quản lý được kiện toàn. Lúc ấy, chỉ cần gõ biển số xe, là có thể biết chiếc xe đó đã ký hợp đồng với Uber, Grab hay chưa.

“Tất nhiên đây là một vấn đề khó khăn nhưng với định hướng cùng sự hợp tác của quản lý mạng Uber, Grab sẽ dần quản lý được chặt chẽ hơn. Trên thực tế họ cũng rất hợp tác khi nhận được yêu cầu của cơ quan chức năng. Trước mắt, khi kiểm tra đột xuất hoặc có tình huống phát hiện ra thì chúng tôi sẽ xử lý theo chế tài” - ông Viện nhận định.

Theo vị lãnh đạo Sở, với chức năng quản lý của ngành, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục tham mưu thành phố trong quá trình chưa thay đổi Nghị định 86 thì vẫn phải quản lý chặt chẽ đối với loại phương tiện này bằng cách quản lý nghiêm đối với chủ xe (quản lý logo, yêu cầu chủ xe phải chấp hành việc dán logo…), đối với xe taxi phải đăng ký giá.

Sở GTVT Hà Nội cũng sẽ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND thành phố để loại hình Uber, Grab phải đăng ký giá theo quy định. Bởi hiện nay loại hình này có thể xuống giá, miễn phí, trong giờ cao điểm có thể lên giá. Do vậy, người tiêu dùng luôn bị động trong việc lựa chọn phương tiện này.

“Trong quy định xe hợp đồng thì phải công khai minh bạch phần giá. Tuy nhiên hiện tại Uber, Grab vẫn chưa công khai minh bạch với lý do giá được công bố trước mỗi chuyến đi. Tuy nhiên rõ ràng giá của các hãng này luôn biến động trong ngày, theo các khung giờ, khách hàng vào phần mềm thì mới biết được giá nhưng đã đặt rồi nên nhiều lúc cũng tặc lưỡi cho qua. Như thế chưa thể gọi là công khai...” - Vị lãnh đạo Sở cho biết thêm.

so gtvt ha noi yeu cau siet chat quan ly uber grab lieu co kha thi 4 năm vẫn loay hoay quản Uber, Grab

Các doanh nghiệp taxi tố Uber và Grab đang vi phạm nhiều quy định về vận tải hành khách và Bộ Giao thông Vận tải ...

so gtvt ha noi yeu cau siet chat quan ly uber grab lieu co kha thi Grab đang đàm phán mua lại Uber tại Đông Nam Á?

SoftBank đang có ghế lãnh đạo tại cả hai hãng, việc nhà đầu tư lớn từ Nhật Bản muốn hợp nhất Grab và Uber Đông ...

Ngày đăng: 11:30 | 26/01/2018

/ Lao động