Quy định sổ đỏ ghi tên tất cả thành viên trong gia đình đang gây xôn xao dư luận. Một số ý kiến cho rằng, việc này sẽ gây nhiều phiền phức trong việc mua bán.
Theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực từ ngày 5/12 tới, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng.
Thông tư 33 quy định, đối với hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
Trước quy định trên, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại rằng, hiện nay, để mua bán nhà đất cần có sự xác nhận của người được ghi trong sổ đỏ. Như vậy, đối chiếu với quy định mới tại Thông tư 33, nếu một tấm sổ ghi tên sở hữu với hàng chục người trong gia đình mà không nhận hết được sự đồng thuận hoặc việc chỉ lấy đủ chữ ký của gần ấy người thôi cũng đã rắc rối và mất thời gian.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: “Tôi đặt vấn đề đầu tiên, quy định như vậy để làm gì? Bởi vì, tôi thấy một điều rất quan trọng như thế này, tức là họ đã bỏ qua ý chí của người dân. Quyền thừa kế là của mọi người, còn quyền định đoạt thừa kế là của đương sự. Tôi có cho thừa kế hay không lại là chuyện khác.
Giả sử, nếu các con không có đóng góp vào việc hình thành tài sản của bố mẹ là nhà đất đang ở thì có cần thiết phải đưa tên vào GCNQSDĐ hay không? Chuyện này sẽ là đầu mối nảy sinh không ít các mâu thuẫn phức tạp trong xã hội, dẫn đến kiện tụng nhau.
Hơn nữa, chúng ta sẽ làm như thế nào để có thể xử lý được toàn bộ, vì có rất nhiều trường hợp, rất nhiều tình huống xảy ra. Nó sẽ tạo ra rất nhiều phiền toái cho người dân khi làm sổ đỏ, rồi những biến động về nội dung. Nếu mỗi lần người ta bỏ vợ, bỏ chồng, lại phải đổi sổ đỏ lần nữa thì rất phức tạp. Những chuyện như con cái chung, con anh, con tôi… liệu có phải ghi hết vào sổ đỏ không?”.
“Nguồn gốc tài sản là rất quan trọng và quyền định đoạt của mỗi người đối với tài sản của mình là đặc biệt quan trọng. Việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất đã phức tạp rồi, nhưng chuyện giải quyết hậu quả khi nó xảy ra nhân tố làm rối loạn đời sống của gia đình còn khó khăn hơn.
Đấy là chưa nói đến phiền toái của người dân, người ta đã làm sổ đỏ rồi thì giờ có phải đi khai lại không? Mà khi đã khai lại rồi, nhỡ người nọ chết, người kia mất tích thì lại phải đi khai báo hay sao? Cái này cần phải có hướng dẫn cụ thể, phải giải quyết cái gốc chứ không thể đi cắt ngọn!”, Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Ghi tên các thành viên gia đình vào sổ đỏ để giảm tranh chấp đất đai
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định việc ghi tên các thành viên trong gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ... |
Sổ đỏ ghi tên cả gia đình: Bố bán nhà phải hỏi ý con?
Việc ghi tên các thành viên trong sổ đỏ đang khiến không ít người dân lo ngại phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khi ... |
Sổ đỏ như hộ khẩu, ngực lép khỏi lái xe?
Thông tư số 33/2017 của Bộ TNMT quy định từ ngày 5/12 tới, sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên các thành viên trong hộ ... |
http://www.nguoiduatin.vn/so-do-ghi-ten-ca-gia-dinh-tao-nhieu-roi-ren-gay-tranh-cai-a348525.html
Ngày đăng: 12:00 | 25/11/2017
/ Theo C.Công/Người đưa tin