Mặc dù bà Hường đã nhiều lần gửi đơn đề nghị UBND phường Nhật Tân và quận Tây Hồ (Hà Nội) sửa lại những sai sót trong GCNQSDĐ (sổ đỏ), đồng thời bổ sung phần diện tích đất mà gia đình bà mua thêm nhưng suốt nhiều năm ròng, mọi việc vẫn không có tiến triển gì rõ rệt.
Mặc dù bà Hường đã nhiều lần gửi đơn đề nghị UBND phường Nhật Tân và quận Tây Hồ (Hà Nội) sửa lại những sai sót trong GCNQSDĐ (sổ đỏ), đồng thời bổ sung phần diện tích đất mà gia đình bà mua thêm nhưng suốt nhiều năm ròng, mọi việc vẫn không có tiến triển gì rõ rệt.
Sai nghiêm trọng
Gửi đơn tới Báo Lao Động, bà Phạm Thúy Hường (SN 1967, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh về việc từ lâu, bà đã nhiều lần đề nghị UBND phường Nhật Tân (quận Tây Hồ) xác định lại kích thước, hình thửa diện tích đất cho gia đình bà có diện tích 79,91m2 tại địa chỉ số 17, ngõ 668 đường Lạc Long Quân, nhưng chưa được giải quyết.
Cụ thể, theo phản ánh, ngày 22.4.2005 bà được UBND quận Tây Hồ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 384/QĐ-UB ở số 17, ngõ 668 đường Lạc Long Quân với tổng diện tích là 79,91m2, người ký và đóng dấu là ông Nguyễn Mạnh Cường - nguyên Chủ tịch UBND quận. Trong đó có 77,81m2 đất ở và 2,1m2 đất không được cấp giấy chứng nhận. Sau khi cất kỹ cuốn sổ đỏ vào tủ, bà Hường cùng gia đình sống ổn định trên mảnh đất của mình, không xảy ra bất cứ tranh chấp, kiện tụng nào.
Một thời gian sau, bà Hường mua lại một phần diện tích đất của gia đình bà Lê Thu Nga (nhà sát cạnh) rồi cẩn trọng mời Công ty Đo đạc địa chính số 1 Hà Nội đến đo đạc lại. Lúc này, diện tích đất tăng thành 99,7m2. Và kể từ đó, bi kịch của gia đình bà bắt đầu với những tháng ngày ngược xuôi giữa các cấp, nhưng mãi vẫn không thể ghép được 2 mảnh đất lại với nhau.
“Quyển sổ đỏ của 2 gia đình chúng tôi đều sai, không đúng về hướng, về kích thước và hình thửa nên việc tách ghép là không thể được. Từ rất nhiều năm nay, 2 gia đình chúng tôi đã liên tục đề nghị phường và quận hỗ trợ tách ghép trên giấy tờ cho đúng với thực trạng nhưng chưa được giải quyết” - bà Hường bức xúc.
Rồi bà Hường đưa ra các quyển sổ đỏ để dẫn chứng cho PV thấy nhiều lỗi sai rất cơ bản. Tại đó, có thể dễ dàng quan sát thấy sự vô lý trong thửa đất của bà Hường khi cạnh dài của mảnh đất là 12,33m còn cạnh ngắn lại là 13,05m.
Biết sai nhưng chưa thể sửa (?!)
Tại buổi làm việc với PV Báo Lao Động, ông Đặng Hữu Tiến - Phó Chủ tịch UBND phường Nhật Tân - thừa nhận cuốn sổ đỏ của gia đình bà Hường có vấn đề song cũng nói đã làm tròn trách nhiệm của một cán bộ cấp phường. “Quyển sổ đỏ của gia đình bà Hường do UBND quận cấp năm 2005, còn chuyện đúng-sai về kích thước hay hình thửa là liên quan đến Văn phòng Đăng ký đất đai, UBND phường chỉ cấp giấy lần đầu” - ông Tiến nói.
Theo ông Tiến, sổ đỏ của gia đình bà Hường khó giải quyết bởi không đơn thuần chỉ là đính chính hay chỉnh sửa. Vì phần diện tích của bà Hường có tăng thêm do mua của bà Nga nên trường hợp này phải là cấp bổ sung. Vì thế, từ nhiều năm nay, UBND phường đã hướng dẫn bà Hường cách làm, cách đính chính và điều chỉnh cho hợp lý để sớm giải quyết.
Cũng nói về vấn đề này, ông Phạm Việt Hùng - Trưởng phòng TNMT quận Tây Hồ - cho biết, thẩm quyền để đính chính, chỉnh sửa và điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Hường là của Văn phòng Đăng ký đất đai.
“Bây giờ bà Hường chỉ cần bản đo đạc, mang quyển sổ đỏ đó lên Văn phòng Đăng ký đất đai để nộp hồ sơ, sẽ được xem xét và điều chỉnh. Phần đất mua thêm của nhà bà Hường sẽ phải do UBND phường xác nhận lại. Do phần diện tích mua thêm của gia đình bà Hường là sau khi được cấp sổ đỏ nên cần phải có giấy tờ mua bán.
Theo ông Hùng, nếu có đầy đủ giấy tờ mua bán giữa 2 gia đình, bản đo đạc mới nhất do UBND phường xác nhận và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gốc tới Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Phản hồi lại các ý kiến trên, trong cuộc trao đổi mới nhất với PV Báo Lao Động, bà Phạm Thúy Hường khẳng định nói thì nói vậy, nhưng khi bà mang đầy đủ giấy tờ lên thì câu chuyện lại rẽ nhánh sang một hướng khác. “Mỗi lần gia đình tôi có ý kiến thì Địa chính phường lại yêu cầu phải đo lại đất, mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Khi chúng tôi đồng ý, làm đơn yêu cầu được đo lại đất thì phường và quận lại đùn đẩy cho nhau. Khi chúng tôi yêu cầu sửa thì lại có ý kiến cho rằng phải cắt đi rất nhiều diện tích nên chúng tôi không đồng ý...” - bà Hường nói.
Bắt giam cựu nữ cán bộ viện kiểm sát lừa bán 1 căn nhà cho nhiều người chiếm hơn 10 tỷ đồng
Chỉ với một sổ đỏ, nữ cán bộ kiểm sát tỉnh Bắc Giang đã mang thế chấp, bán cho ba người với tổng số tiền ... |
Hà Giang sẽ thu hồi sổ đỏ dinh Vua Mèo cấp sai quy định
Phó chủ tịch tỉnh Hà Giang thừa nhận việc cấp sổ đỏ dinh Vua Mèo cho Phòng Văn hóa Thông tin Đồng Văn là sai ... |
Cấp "sổ đỏ" dinh thự Vua Mèo: Tỉnh Hà Giang "hô biến" quyền quản lý thành quyền sở hữu di tích
UBND tỉnh Hà Giang đã “hiểu nhầm” và “hô biến” quyền “quản lý di tích” của mình thành “quyền sở hữu, sử dụng di tích” ... |
Ngày đăng: 15:20 | 11/09/2018
/ https://laodong.vn