Theo Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn công nghiệp, máy bơm chống ngập không hút được nước do bị phá hoại.

Liên quan tới trận mưa kéo dài từ tối ngày 1/6, tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) lại chìm trong biển nước, máy bơm không thể hoạt động.

sieu may bom khong chong duoc ngap lai nghi bi pha hoai

Trận mưa tối 1/6, đường Nguyễn Hữu Cảnh lại thành sông. Ảnh: Soha

Lý giải nguyên nhân, ông Nguyễn Tăng Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn công nghiệp - đơn vị cung cấp vận hành siêu máy bơm chống ngập cho rằng, máy bơm không hoạt động là do đường ống dẫn bị tắc.

Nguyên nhân này khiến ông Cường nghĩ tới khả năng bị phá hoại, vì theo ông giải thích, đường ống đã được nạo vét, có khoảng 200m3 rác đã được vớt lên bảo đảm cho tuyến ống thông thoáng, đủ dẫn nước.

Tuy nhiên, qua trận mưa vừa rồi, máy bơm đã không hoạt động, Trung tâm chống ngập cùng phía Tập đoàn Quang Trung đã kiểm tra và phát hiện rất nhiều loại rác thải với kích thước lớn như gạch, đá, tấm ván dài hơn 1 m cùng nhiều khúc cây nằm chắn ngang dưới cống. Ngoài ra, lực lượng kiểm tra còn phát hiện nhiều bao tải chứa cát, rác, sợi dây dù quấn thành bó gây nghẽn cống, nước không thoát được. Trước tình hình trên, ông Cường đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra.

"Tắc cống chỉ có thể do tác động của một hay một nhóm đối tượng phá hoại cố tình cản trở hoạt động của máy bơm. Đây là lần thứ 2 xảy ra hiện tượng bất thường như vậy tại khu vực máy bơm. Chúng tôi đề nghị cơ quan công an phải vào cuộc làm sáng tỏ, không để mang tiếng cho máy bơm, mang tiếng doanh nghiệp và ảnh hưởng cuộc sống của người dân thành phố”, tờ Thanh Niên dẫn lời ông Cường nói.

Không có gì lạ

Đây là lần thứ hai, vấn đề bị phá hoại được đặt ra.

Thực tế, kết quả trên không gây bất ngờ và đã được TS Nguyễn Thành Sơn - nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) dự báo từ trước.

Từ khi TP.HCM mới có dự định thuê siêu máy bơm của Công ty Quang Trung chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh với giá 12 tỷ đồng/năm, và siêu máy bơm mới được đưa vào chạy thử nghiệm. Khi đó, tình trạng rác chặn, máy bơm không hút được nước cũng đã xảy ra. Câu chuyện "có người phá hoại", lần đầu tiên được đề cập tới.

Trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Thành Sơn nói thẳng, việc rác thải đổ về ngập đường cống là kết quả đương nhiên của hiện tượng “quả đấm thủy lực”.

Ông cho rằng, không cần phải điều tra. Thủ phạm ở đây chỉ là sự ngu dốt về thủy động học.

"Chẳng có ai phá hoại ở đây cả. Nếu để hiện tượng "quả đấm thủy lực" xẩy ra thì mọi thứ, ngay cả đất đá, cát sỏi trong cống cũng có thể bị di chuyển cuốn theo.

Chính "quả đấm thủy lực" có thể là nguyên nhân gây bục nhiều lần đường ống nước sông Đà ở Hà Nội thời gian qua. Nhân đây, tôi cũng nói luôn, vụ bục đường ống nước sông Đà ở Hà Nội trước hết là do lỗi rất cơ bản của tư vấn thiết kế.

Việc dùng máy bơm 500m3/h là phù hợp với điều kiện thực tế. Hay nói cách khác, cái gọi là "siêu máy bơm" 96.000m3/h trong trường hợp này cũng chỉ hoạt động được với công suất như máy bơm thường mà thôi. Chẳng có gì là "siêu" ở đây cả", ông Sơn nói.

Giải thích kỹ hơn, vị TS cho biết, máy bơm (cũng tương tự như những tuabin thủy lực của nhà máy máy thủy điện) luôn phải làm việc trong một hệ thống thủy động học (hệ thống thủy lực) nhất định (nói nôm na là phải có ống hút và ống xả).

Hiệu quả (hay công suất) làm việc của máy bơm phụ thuộc vào nhiều thông số như: đường kính bánh xe công tác, đường kính đường ống (hút và xả) công suất động cơ điện, tốc độ chuyển động của nước, độ nhớt/nhiệt độ của nước...

Các thông số của hệ thống thủy lực này cần được lựa chọn tối ưu để máy bơm đạt được hệ số công hữu ích lớn nhất.

Siêu máy bơm chống ngập TPHCM: Chỉ là... bánh vẽ!?

"Trong trường hợp bơm chống ngập ở TP. HCM, các đường cống dẫn nước máy bơm (đầu hút vào) cần được tính đến như một thành phần rất quan trọng (ống hút). Để máy bơm làm việc bình thường, về nguyên lý, nước trong ống hút phải luôn luôn đầy (kín tiết diện) để không sinh ra hiện tượng "quả đấm thủy lực".

Ngoài ra, tốc độ chuyển động của nước trong ống hút (hay đường kính ống hút) cũng phải tối ưu để lực ma sát trong ống do dòng chảy tạo ra là nhỏ nhất (đạt công suất bơm lớn nhất).

Rõ ràng, trong quá trình vận hành, hệ thống thoát nước của thành phố không phải lúc nào cũng ngập đầy ắp nước.

Khi mưa lớn, nước chưa kịp thoát thì có thể đường cống đầy nước, khi máy bơm vận hành thì mực nước trong các đường cống sẽ giảm, làm cho công suất của máy bơm giảm (máy bơm từ bơm nước dần dần chuyển sang bơm không khí) đến mức không thể vận hành được.

Đặc biệt nguy hiểm là khi máy bơm có công suất hút thì lớn, nhưng nước trong đường cống lại không đầy (không kín 100% tiết diện) thì sẽ sinh ra hiện tượng "quả đấm thủy lực".

Còn đường kính đường ống hút phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy. Với công suất máy bơm là 96.000 m3/h: nếu tốc độ dòng chảy của nước trong ống hút đạt mức tối đa là 20m/s thì đường kính ống hút tối thiểu là 1,3m; nếu tốc độ dòng chảy của nước trong ống hút 4m/s thì đường kính ống hút phải đạt 2,9m.

Máy bơm của công ty Quang Trung chỉ thuộc loại ly tâm thì đường kính ống hút không thể lớn hơn đường kính bánh xe công tác.

Xét đến 2 yếu tố trên, cái gọi là "siêu máy bơm" công suất 96.000 m3/h dùng để chống ngập ở TP. HCM như vừa qua chỉ là trò lừa", TS phân tích.

Thái An

sieu may bom khong chong duoc ngap lai nghi bi pha hoai Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM đang \'mắc cạn\' thế nào?

Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực thành phố dự kiến hoàn thành ngày 30/4 nhưng mới thực hiện được 72% khối ...

sieu may bom khong chong duoc ngap lai nghi bi pha hoai Hồ ngầm chống ngập cho Hà Nội: Chống được bao nhiêu?

Theo chuyên gia, hồ điều tiết ngầm chỉ giải quyết được ngập cục bộ ở khu vực hẹp, lượng mưa nhỏ.

sieu may bom khong chong duoc ngap lai nghi bi pha hoai "Mập mờ" hợp đồng chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh!

Hợp đồng thuê máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh ở TP HCM cho thấy có nhiều điểm chưa rõ ràng và bỏ qua ...

sieu may bom khong chong duoc ngap lai nghi bi pha hoai Chi hàng chục nghìn tỉ đồng, vì sao TPHCM vẫn không hết ngập?

Những năm qua, TPHCM tập trung thực hiện nhiều chương trình chống ngập với tổng kinh phí ước tính cả chục nghìn tỉ đồng nhưng ...

sieu may bom khong chong duoc ngap lai nghi bi pha hoai "Siêu máy bơm” cứu được “rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh trong cơn mưa tối 19.5

Sau khi hệ thống cống được duy tu, vớt sạch lượng bùn rác khổng lồ, hệ thống bơm thông minh chỉ hoạt động chưa đầy ...

Ngày đăng: 14:10 | 04/06/2018

/ Đất Việt