Cục Quản lý môi trường Y tế đề nghị các tỉnh, thành cho ý kiến về đề xuất cách ly F1 mới, để báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19. Thay vì yêu cầu cách ly 14 ngày (tại nhà hoặc tập trung) tất cả F1, lần này Bộ Y tế phân loại thành ba nhóm với thời gian cách ly khác nhau.
Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố xin ý kiến về việc điều chỉnh thời gian cách ly phòng, chống dịch COVID-19 đối với F1.
Theo cơ quan này, trong thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao cho người trong độ tuổi tiêm chủng và nhiều người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh.
“Những người này có nguy cơ thấp hơn về khả năng bị nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu bị nhiễm SARS-CoV-2”, văn bản của Cục Quản lý Môi trường Y tế nêu.
Bộ Y tế phân loại thành ba nhóm với thời gian cách ly khác nhau.
F1 đã tiêm đủ liều vaccine(thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp), liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm được xác định là F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19): Thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K.
Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác, các trường hợp này phải báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp rRT-PCR mẫu đơn 3 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 3 và lần 3 vào ngày thứ 7).
F1 chưa tiêm đủ liều vaccine (thẻ vàng trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp), liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày tính đến thời điểm được xác định là F1: Thực hiện cách ly y tế 10 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong thời gian 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K.
Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, các trường hợp này phải báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định. Họ cũng phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp rRT-PCR mẫu đơn 3 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 5 và lần 3 vào ngày thứ 10).
Với những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19: Thực hiện cách ly y tế 14 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K, báo cho cơ quan y tế nếu có dấu hiệu bất thường (ho, sốt, khó thở, đau rát họng...). Đồng thời, những người này cũng phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp rRT-PCR mẫu đơn 3 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7 và lần 3 vào ngày thứ 13).
Cục Quản lý Môi trường Y tế các sở y tế tỉnh, thành phố gửi kiến nghị trước ngày 22/11 để tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế. Dựa trên các ý kiến từ địa phương, cơ quan này sẽ đề xuất Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.
F1 chưa tiêm vaccine cách ly 14 ngày; tự theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày tiếp theo; thực hiện 5K; xét nghiệm 3 lần.
Cục Quản lý môi trường Y tế đề nghị các tỉnh, thành cho ý kiến kèm theo kết quả nghiên cứu, bằng chứng khoa học trên thế giới và Việt Nam về việc cách ly F1; gửi về Cục trước ngày 22/11.
So với hướng dẫn hồi tháng 7/2021, thời gian cách ly F1 đã giảm từ 14 ngày xuống còn 7 ngày và 10 ngày, tương ứng với F1 đã tiêm đủ liều và chưa đủ liều vaccine. Thời gian cách ly F1 chưa tiêm vaccine vẫn giữ nguyên như trước đây.
Đồng thời, Bộ Y tế nêu rõ đề xuất F1 đã tiêm đủ liều vaccine được cách ly tại nhà. Với trường hợp F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine, Bộ chỉ nêu đề xuất là "cách ly y tế", nghĩa là có thể cách ly tại nhà hoặc tập trung.
PV (th)
Ngày đăng: 15:07 | 18/11/2021
/ Nghề nghiệp và cuộc sống