Một ủy ban điều tra độc lập gồm 13 thành viên do Tổ chức Y tế Thế giới lập ra ngày 18/9 đã khởi động cuộc điều tra về cách ứng phó đại dịch Covid-19 của thế giới.

13 thành viên của hội đồng độc lập được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thành lập – trong đó có một cựu Thủ tướng, một người từng đoạt giải Nobel và các chuyên gia y tế - lần đầu tiên sẽ vạch ra một kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ to lớn này. Trước đó, hơn một trăm quốc gia trên thế giới đã kêu gọi WHO điều tra cách phản ứng dịch tại một đại hội tổ chức hồi đầu năm.

Các đồng chủ tịch của cuộc điều tra đã chọn thêm 11 thành viên cho ủy ban này, trong đó có chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn, cựu đại sứ Mỹ Mark Dybul, cựu bộ trưởng Y tế Ấn Độ Preeti Sudan. Báo cáo điều tra dự kiến được công bố vào tháng 5 năm sau.

1355 20200202 nhiem virus corona 4

Nhiều chuyên gia cho rằng, ủy ban này nhận được sự ủng hộ về chính trị, trong khi số khác tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của cuộc điều tra.

Tikki Pangestu, cựu giám đốc phụ trách Hợp tác và Chính sách nghiên cứu của WHO, cho biết "phạm vi và hạn chế" của ủy ban điều tra này vẫn đang được xem xét. "Nhưng điều quan trọng nhất, hy vọng rằng một ủy ban độc lập sẽ không thiên vị WHO hay các quốc gia thành viên”, ông Pangestu nói.

Các thành viên ủy ban cho biết họ có toàn quyền truy cập vào các email và tài liệu nội bộ của WHO để kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình điều tra. Tuy nhiên, việc họ có thể xem xét cách phản ứng với đại dịch của các nước tùy thuộc vào mức độ chia sẻ thông tin của từng quốc gia, theo các chuyên gia.

Các chuyên gia y tế toàn cầu nhất trí rằng vai trò của WHO và khả năng phối hợp giữa các quốc gia, tổ chức sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình điều tra. Ngoài ra, các chủ đề dự kiến được ủy ban điều tra độc lập xem xét gồm tác động đối với hệ thống y tế, gánh nặng bệnh tật đối với người nghèo, người da màu và sự lan truyền thông tin sai lệch về đại dịch.

Một trong những điều chưa rõ là liệu Hội đồng này sẽ giải quyết như thế nào những câu hỏi liên quan tới cách phản ứng ban đầu trước đại dịch, sau khi nó được phát hiện ở Trung Quốc; hay khoảng thời gian chậm trễ vài tuần giữa thời điểm tuyên bố dịch bệnh và thời điểm Trung Quốc xác nhận có chứng bệnh lạ đang lây lan giữa cộng đồng người.

“Giai đoạn đầu của đại dịch – sự trỗi dậy của nó và sự lây lan trên phạm vi toàn cầu” sẽ nằm trong những “đề tài rộng lớn” của việc đánh giá - bà Clark nói, nhấn mạnh rằng việc đánh giá sẽ bao gồm cả “thời điểm và cách” mà Ccovid -19 trỗi dậy.

Ngoài ra, WHO còn cho hay họ sẽ cử một đội ngũ quốc tế tới Trung Quốc để tìm hiểu rõ nguồn gốc của dịch bệnh, mà lần đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Đại dịch Covid-19 khởi phát cuối năm ngoái từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Đến nay, đại dịch đã khiến hơn 30 triệu người trên thế giới mắc bệnh, trong đó gần 950.000 người tử vong. Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, tiếp đến là Ấn Độ, Brazil.

WHO từng hứng nhiều chỉ trích vì nghe theo phía Trung Quốc quá nhiều trong lúc dịch đang lây lan - một mối quan ngại mà Mỹ từng nêu ngay trước thời điểm diễn ra Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) hồi tháng 5 năm nay. Mỹ, nước đóng góp chủ yếu ngân sách hoạt động cho WHO, sau đó đã tuyên bố rút khỏi tổ chức này, cáo buộc WHO bị Trung Quốc thao túng và không thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

WHO hôm qua cảnh báo, dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại với “tốc độ lây lan đáng báo động”. Giới chức WHO cũng khẳng định không thay đổi khuyến cáo cách ly 14 ngày đối với những người có khả năng mắc Covid-19.

PV (th)

Anh phong tỏa khu vực hơn 10 triệu dân do COVID-19 Anh phong tỏa khu vực hơn 10 triệu dân do COVID-19
Thu phí cách ly với người nhập cảnh tối thiểu 120.000 đồng/ngày từ tháng 9 Thu phí cách ly với người nhập cảnh tối thiểu 120.000 đồng/ngày từ tháng 9
Ông Trump: Giám đốc CDC sai lầm khi nói khẩu trang hiệu quả hơn vaccine Covid-19 Ông Trump: Giám đốc CDC sai lầm khi nói khẩu trang hiệu quả hơn vaccine Covid-19

Ngày đăng: 10:28 | 18/09/2020

/ Nghề nghiệp và cuộc sống