ĐB Lâm Đình Thắng đề nghị bổ sung quy định cấm ép uống rượu bia với mọi lứa tuổi khi thảo luận về dự thảo luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.

Bàn về tên luật, nhiều ĐB đề nghị đổi tên là luật Kiểm soát rượu bia. Theo ĐB Nguyễn Quang Dũng (Quảng Nam), gọi tên luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ làm phát sinh câu hỏi “phòng, chống sao lại vẫn cho phép”.

Tranh cãi

ĐB Dương Trung Quốc thì cho hay, nếu tên dự luật là Phòng, chống tác hại của rượu bia tức rượu bia là tác hại....

se cam ep uong ruou bia moi lua tuoi kho thuc hien

ĐB Dương Trung Quốc

ĐB Quốc cho hay, rượu bia không phải ngẫu nhiên mà nó tồn tại được, vấn đề quan trọng là chúng ta sử dụng như thế nào.

“Người ta nói rượu bia tiếng Việt. Pháp gọi vang là vang chứ không gọi là rượu, whisky là whisky chứ không gọi là rượu thì ta sẽ chế tài thế nào?

Theo ĐB, cần có luật nhưng phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, để mọi người có thể điều chỉnh dần, chứ không thể bằng ý chí và nhất là không thể đi ngược lại những ý niệm về văn hoá trong lĩnh vực này.

“Uống thế nào là đủ, uống ở đâu là đúng lúc. Có lúc cần say đấy là một nhu cầu xã hội. Nếu tôi say ở góc nhà tôi và không ảnh hưởng tới ai thì đó là điều bình thường. Chưa nói văn nghệ sỹ thì có thể còn coi đó như để thăng hoa nghệ thuật”, ông Quốc bày tỏ.

Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội Trần Thị Phương Hoa thì tán thành với tên gọi Chính phủ trình bởi “rất có lý”. Theo bà, rượu bia có mặt lợi và có mặt hại, ở đây cần phải hiểu là phòng chống tác hại, chứ không ai hạn chế cái lợi, cũng không phải cấm uống rượu, bia.

“Thế nào là phòng, thế nào là chống, cần cụ thể hơn. Phải quy định cấm ép uống rượu bia trên mọi lứa tuổi. Tôi biết có trường hợp ép uống say rồi sáng hôm sau đột tử”, bà Hoa dẫn chứng.

ĐB Lâm Đình Thắng (TP.HCM) đề nghị bổ sung quyền được tự quyết định có sử dụng rượu bia hay không và quy định cấm ép uống rượu bia với mọi lứa tuổi.

se cam ep uong ruou bia moi lua tuoi kho thuc hien

ĐB Lâm Đình Thắng

“Phạm vi dự thảo luật hiện nay chỉ quy định cấm ép người dưới 18 tuổi, tôi cho rằng cần mở rộng ra bởi thực tế có nhiều trường hợp người trên 18 tuổi bị ép uống rơi vào tình thế buộc phải uống.

Văn hoá của Việt Nam chúng ta là trọng tình trọng nghĩa, nhiều người không thực sự muốn sử dụng rượu bia nhưng rơi vào tình thế buộc ép uống”, ông Thắng nói.

ĐB dẫn chứng như việc một sinh viên mới ra trường, đi làm thì bị anh chị trong cùng cơ quan ép, không uống thì bị cho là không nhiệt tình. Hoặc là cán bộ đoàn thanh niên khi đi tiếp khách thì bị các bậc cha, anh... ép uống không cách nào tránh được, đến mức "mật xanh mật vàng".

Đồng quan điểm, ĐB Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng BQL an toàn thực phẩm TP.HCM cũng cho hay, với các hành vi nghiêm cấm, phải cấm hành vi ép buộc người khác uống rượu bia chứ không chỉ cấm ép buộc người dưới 18 tuổi.

“Đừng khai tử” việc sản xuất rượu, bia đúng quy định?

ĐB Nguyễn Minh Hoàng (TP.HCM) đánh giá, việc ban hành luật Phòng chống tác hại rượu bia là rất cần thiết bởi đây là vấn đề có liên quan đến giống nòi. Thực tế rượu bia không hoàn toàn có hại mà nhiều nơi như một văn hoá, giống như “miếng trầu là đầu câu chuyện”.

Việc sử dụng rượu bia nếu biết điều tiết, sử dụng hợp lý thì là tốt nhưng ngược lại chỉ cần lạm dụng, bước qua ngưỡng thì sẽ trở nên tiêu cực.

ĐB nêu câu chuyện mà ông trực tiếp chứng kiến ở tỉnh Hà Giang khi tới một phiên chợ và thấy thanh niên, thiếu niên sử dụng rượu phổ biến. Từ đây ông băn khoăn quy định cấm sử dụng, cấm bán rượu bia đối với đối tượng dưới 18 tuổi.

“Luật quy định như thế nhưng có khả thi không, có thực hiện được hay không?”, ông Hoàng đặt câu hỏi.

se cam ep uong ruou bia moi lua tuoi kho thuc hien

ĐB Nguyễn Anh Trí

Nguyên Viện trưởng Viện huyết học truyền máu TƯ Nguyễn Anh Trí đề nghị luật phải quản lý tất cả những gì có thể gây hại cả trực tiếp và gián tiếp, từ sản xuất đến lưu thông, phân phối, tiêu thụ, nhưng “đừng khai tử” việc sản xuất rượu, bia đúng quy định.

“Tôi còn mơ ước Việt Nam sẽ xuất hiện một vài loại rượu nổi tiếng thế giới mà đi qua đây kiểu gì người ta cũng phải mua mang về. Vì vậy, luật này không phải cấm, mà là kiểm soát và làm cho cái tốt nhân rộng lên”, ông Trí nói.

Theo ĐB Nguyễn Văn Quyền (Cần Thơ), quy định về việc không được bán rượu, bia qua internet là không hợp lý, khó khả thi trong thời đại 4.0.

Ông cho hay, ở một khía cạnh nào đó, việc bán trên mạng tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nắm bắt được chất lượng thật của rượu bia, cũng như địa chỉ chịu trách nhiệm về sản phẩm bán ra.

se cam ep uong ruou bia moi lua tuoi kho thuc hien Bộ trưởng Y tế: "Sử dụng rượu, bia ở Việt Nam gia tăng nhanh"

Năm 2017, Việt Nam tiêu thụ khoảng 305 triệu lít rượu và gần 4,1 tỷ lít bia, đứng thứ ba Châu Á.

se cam ep uong ruou bia moi lua tuoi kho thuc hien Người Việt uống rượu bia nhiều gấp 4 lần dân Singapore

Bình quân một người Việt Nam trên 15 tuổi uống 8,3 lít cồn một năm trong khi người Singapore chỉ 2 lít.

se cam ep uong ruou bia moi lua tuoi kho thuc hien Cấm uống rượu bia trong giờ làm việc: Không lẽ cứ khó khả thi thì… buông?

Trong hội thảo về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia diễn ra mới đây, không ít ý kiến cho rằng qui ...

se cam ep uong ruou bia moi lua tuoi kho thuc hien Những tác hại khôn lường khi dùng rượu với chất kích thích

Nếu kết hợp rượu với heroin, hệ thống thần kinh trung ương sẽ hoạt động chậm lại gấp nhiều lần, nguy cơ tử vong cao.

Ngày đăng: 08:19 | 13/11/2018

/