Sau vụ việc 9 người đi nhờ chuyên cơ sang Hàn Quốc công tác rồi trốn ở lại thời gian qua, Bộ GTVT đang đề xuất sửa đổi quy định về công tác đảm bảo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
Bộ GTVT cho biết, qua gần 9 năm thi hành Nghị định 03/2009/NĐ-CP về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang và các Thông tư hướng dẫn đã phát huy được vai trò trong việc đưa công tác phục vụ chuyên cơ đi vào nền nếp, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các chuyến bay chuyên cơ, đáp ứng được yêu cầu về nghi thức đón, tiễn tại sân bay, phục vụ hiệu quả công tác của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài.
Tuy nhiên, Nghị định này cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế cần được sửa đổi như: Nghị định số 03/2009/NĐ-CP ban hành trong bối cảnh các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không dân dụng vẫn do Nhà nước làm chủ sở hữu (nắm giữ 100% vốn điều lệ) do vậy nội dung Nghị định được xây dựng trên quan điểm các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ là nghĩa vụ với chủ sở hữu.
Bộ GTVT muốn sửa Nghị định quy định về chuyến bay chuyên cơ
Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp ngành hàng không đã có hình thức sở hữu đa dạng (hầu hết là công ty cổ phần) nên cần có các quy định phù hợp hơn theo hướng các hãng hàng không nhận đặt hàng cung ứng dịch vụ chuyên cơ từ các cơ quan có thẩm quyền.
Bộ GTVT cho rằng, việc sử dụng cụm từ “chuyên khoang hoặc chuyên cơ” có sự khác biệt với khái niệm trong Luật Hàng không dân dụng về chuyến bay chuyên cơ; cần phải có quy định cụ thể đối tượng được sử dụng “chuyên cơ”, “chuyên khoang” trong các biện pháp, chế độ cảnh vệ.
Do vậy các quy định chuyên ngành hàng không cũng cần được điều chỉnh phù hợp theo pháp luật về công tác bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng được cảnh vệ bằng cách xác định rõ khái niệm của “chuyên cơ” và “chuyên khoang”.
Theo thống kê, số lượng chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và nước ngoài hoạt động ngày càng tăng, một số vấn đề phát sinh trong quá trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang cần được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn để đảm bảo an ninh, an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện như, chưa có quy định cụ thể về đối tượng chuyên chở trên các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay đến, đi Việt Nam được áp dụng tiêu chuẩn, quy trình bảo đảm chuyên cơ.
Bên cạnh đó, chưa quy định trách nhiệm phục vụ chuyến bay chuyên cơ nước ngoài đối với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; một số quy định về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị chưa rõ ràng, thống nhất...
Do vậy, theo Bộ GTVT, để phù hợp với thực tiễn công tác bảo đảm chuyến bay, chuyên cơ, chuyên khoang đồng thời khắc phục các vướng mắc còn tồn tại nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 03/2009/NĐ-CP của Chính phủ là cần thiết.
Theo Bộ GTVT, từ khi Nghị định số 03/2009/NĐ-CP có hiệu lực đến hết năm 2016, ngành hàng không dân dụng đã phục vụ 3.068 chuyến bay chuyên cơ và ưu tiên. Trong đó có 1.715 chuyến chuyên cơ chở lãnh đạo đi trong nước và quốc tế; 722 chuyến chuyên cơ nước ngoài và đối tượng ưu tiên nước ngoài; 631 chuyến bay phục vụ các đối tượng Việt Nam đặc biệt khác.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phát đi thông báo sẽ tiếp tục truy tìm số người còn lại trong số 9 người Việt ... |
9 người bỏ trốn ở Hàn Quốc sau khi "đi nhờ chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội" 9 người Việt Nam trốn ở Hàn Quốc sau khi "đi nhờ chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội", hiện 2 người đã bị trục ... |
Thanh niên giả trang cụ già 80 tuổi để "đi nhờ" hộ chiếu Một người đàn ông đã bị bắt giữ ở sân bay Delhi, Ấn Độ sau khi các sĩ quan phát hiện thấy bộ râu của ... |
Ngày đăng: 12:48 | 11/10/2019
/ anninhthudo.vn