Bánh mì là món ăn sáng được nhiều người yêu thích, vậy nhưng sáng nào cũng ăn bánh mì có tốt không?

Bánh mì từ lâu đã là món ăn sáng được nhiều người yêu thích vì tiện lợi và ngon miệng. Tuy nhiên, sáng nào cũng ăn bánh mì có tốt không?

Sáng nào cũng ăn bánh mì có tốt không?

Theo các chuyên gia nếu thường xuyên ăn bánh mì vào bữa sáng sẽ không tốt cho sức khỏe. Việc lạm dụng thức ăn nhanh này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Làm tăng lượng cholesterol

Các nghiên cứu cho thấy, bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần.

Do vậy, việc thường xuyên ăn bánh mì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, gây ra các triệu chứng của bệnh tim mạch, béo phì.

Sáng nào cũng ăn bánh mì có tốt không? - 1

Sáng nào cũng ăn bánh mì có tốt không?

Làm giảm đường huyết

Bánh mì là nguyên liệu có chỉ số đường huyết rất thấp. Khi bạn ăn bánh mì, nó sẽ giảm lượng đường huyết của bạn ngay lập tức và rất dễ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Vì vậy, bánh mì là loại đồ ăn nhanh không được khuyến khích với những người mắc bệnh tiểu đường.

Gây mệt mỏi mãn tính

Một số chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng bánh mì là nguyên nhân của "căn bệnh thế kỷ": Gây mệt mỏi mãn tính. Theo những nghiên cứu gần đây, các loại bánh mì bày bán trên thị trường không mang lại sức khỏe cho bạn.

Các nhà khoa học từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể. Tuy nhiên, chất xơ lại giúp bộ não bộ hoạt động, vì vậy khi thiếu chúng não bộ không thể hoạt động bình thường. Người hiện đại dùng bánh mì ít nhất hai - ba lần một ngày trong cả ba bữa sáng, trưa và tối, và đây chính là nguyên nhân khiến người ta mệt mỏi. Mặt khác, loại lúa mì được trồng và sử dụng ngày nay, khác xa với những loại loài người 40 - 50 năm về trước.

Gây bệnh táo bón

 

Trong bánh mì chứa một lượng tinh bột lớn. Tinh bột này có tính kết dính và không có chất xơ. Do vậy, nếu ăn quá nhiều bánh mì có thể khiến bạn bị táo bón kéo dài.

Không có chất dinh dưỡng

Bánh mì thực chất được làm từ bột, nhào với bột nở để bánh có độ to, do vậy bánh không có mấy chất dinh dưỡng trong đó.

Bánh mỳ là nguyên liệu có tác dụng lót dạ tạm thời và gây đói nhanh chóng, vì vậy bạn không nên lạm dụng bánh mì làm nguyên liệu cho "bữa sáng vàng" của bạn. Bạn có thể chọn bánh mì kẹp ăn kèm với các thực phẩm dinh dưỡng hay uống với sữa để đảm bảo năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ăn bánh mì quá nhiều bữa trong một ngày sẽ có thể gây mệt mỏi kéo dài.

Tăng nguy cơ gây ung thư thận

Kết luận trên được Viện nghiên cứu dược Milan (Ý) rút ra sau cuộc khảo sát chế độ ăn uống của 767 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào thận (Renal Cell Carcinoma – RCC) và 1.534 người khỏe mạnh cách đây 9 năm.

Khi so sánh giữa nhóm hấp thu nhiều ngũ cốc nhất và nhóm ít nhất, bánh mì làm tăng nguy cơ mắc bệnh RCC lên 94%; mì ống và gạo ở mức 29%; sữa và yoghurt 27%. Ngược lại, nguy cơ trên giảm 26% ở nhóm ăn nhiều thịt gia cầm và giảm 35% ở nhóm ăn nhiều rau quả.

Làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác

Trong lúa mì chứa axit phytic sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi không co cơ thể hấp thụ vì khi axit phytic tác dụng với chúng sẽ tạo thành các phản ứng hóa học không tạo thành chất dinh dưỡng.

Tăng cân

Ăn nhiều bánh mì sẽ làm bạn tăng cân do lượng tinh bột trong đó.

Với phân tích trên, hãy cân nhắc về việc dùng bánh mì vào các bữa ăn của bạn. Đặc biệt không nên lạm dụng các loại bánh mì hay các đồ chứa nhiều tinh bột.

Như vậy bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Sáng nào cũng ăn bánh mì có tốt không?" rồi chứ.

https://vtc.vn/sang-nao-cung-an-banh-mi-co-tot-khong-ar762692.html

Ngày đăng: 13:34 | 03/04/2023

Vân Anh / VTC News