Dư luận đang ngày càng bức xúc với tình trạng hàng giả, hàng nhái đang đổ dồn về hầu hết các sàn bán hàng online hay còn gọi là sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo… Tuy nhiên, khi nhắc đến các giải pháp để xử lí, thì các sàn lại thường kiến nghị “cần có sự chung tay” của “các bên”.
Dư luận đang ngày càng bức xúc với tình trạng hàng giả, hàng nhái đang đổ dồn về hầu hết các sàn bán hàng online hay còn gọi là sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo… Tuy nhiên, khi nhắc đến các giải pháp để xử lí, thì các sàn lại thường kiến nghị “cần có sự chung tay” của “các bên”.
Thưa các vị đang kinh doanh sàn TMĐT cũng như thuê gian hàng trên sàn TMĐT để bán hàng! Để xảy ra tình trạng bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm pháp luật, hàng kém chất lượng… thì các vị phải chịu trách nhiệm trước tiên và thậm chí là duy nhất, chứ chẳng phải ai khác.
Trách nhiệm đó không chỉ về mặt dân sự (chủ yếu là bồi thường thiệt hại, xin lỗi khách hàng) mà thậm chí cả hình sự nếu ở mức độ nghiêm trọng.
Đơn cử trường hợp vừa qua sàn Shopee bán loại đồ chơi trẻ em có tên gọi “Bản đồ cắm cờ các nước” trong đó có bản đồ “đường lưỡi bò”, trách nhiệm đương nhiên thuộc về Shopee và hộ kinh doanh sản phẩm trên chứ không phải do “các bên” nào khác.
“Sự chung tay” ư, có chăng đó là sự phát hiện từ khách hàng theo một cách tình cờ, chứ đừng áp lên vai người tiêu dùng – vốn dĩ đã phải tốn tiền để mua món hàng trên các gian hàng/sàn TMĐT – một trách nhiệm phải phát hiện.
Và cũng xin đừng đẩy trách nhiệm này cho các cơ quan chức năng. Sàn TMĐT hay cá nhân/tổ chức nào kinh doanh trên sàn cung cấp các sản phẩm dịch vụ vi phạm pháp luật thì phải chịu, chứ đừng lập luận “cơ quan chức năng phải phát hiện và ngăn chặn để không xảy ra tình trạng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng trên sàn TMĐT”.
Chỉ cần đặt ra một câu hỏi rất đơn giản thôi: Một chiếc đồng hồ thông minh có tính năng theo dõi sức khỏe, thời gian, nghe và gọi điện…, hàng chính hiệu của các hãng vài ba triệu đồng một chiếc, trên một số sàn TMĐT tại Việt Nam chỉ 100.000-200.000 đồng/chiếc. Đó là hàng giả hay hàng nhái kém chất lượng thì đã quá rõ.
Các sàn có cả một đội ngũ nhân viên để làm việc với đối tác, kiểm tra chất lượng, rà soát hàng hóa sản phẩm rao bán trên sàn…, mà bỏ qua được những dấu hiệu đáng nghi ngờ đầy sơ đẳng như vậy thì quá khó hiểu.
Đó chỉ có thể là, trong không ít trường hợp, vì muốn có thêm nhiều khách hàng, sản phẩm bày bán để thu hút khách hàng tăng nguồn thu, nên sàn đã bỏ qua một số chuẩn mực về kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa. Cho đến khi khách hàng phát hiện và khiếu nại, vụ việc thành lớn chuyện, thì các sàn mới cuống cuồng soát xét lại.
Các sàn lớn hàng giả, hàng nhái kém chất lượng đã không ít thì các sàn nhỏ hàng giả, hàng nhái còn khủng khiếp hơn. Giá rẻ không ngờ so với hàng chính hãng, thì cũng kéo theo điều tất yếu là chất lượng cũng không tới đâu. Nhưng nếu tính kĩ ra, với số tiền bỏ ra như thế cho những món hàng giả hàng nhái kém chất lượng, thì thành ra lại quá đắt đối với người tiêu dùng.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan trên Lazada, Sendo: Bộ Công thương nói gì?
Ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết sẽ sớm đưa ra biện pháp để ... |
\'Sẽ diệt tận gốc hàng giả, nhái trên Lazada, Shopee, Sendo\'
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, cho biết sẽ sớm đưa ra biện pháp diệt tận ... |
Ngày đăng: 14:31 | 14/08/2018
/ https://laodong.vn