Các kênh thoát nước sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay đang bị “bức tử” bởi tình trạng rác, xà bần đổ tràn lan gây tắc nghẽn dòng chảy.

san bay tan son nhat nguy co ngap nang do he thong thoat nuoc bi buc tu

Chia sẻ

Rác ngập kín Mương A41 - 1 trong 3 đường thoát nước chính của sân bay. Ảnh: M.Q

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện có 3 hướng thoát nước chính ra hệ thống thoát nước chung của TPHCM là kênh mương Hi Vọng, mương Nhật Bản và mương A41.

Những năm gần đây, sân bay Tân Sơn Nhất đối mặt với vấn đề ngập nước sau những trận mưa lớn gây uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn của các chuyến bay. Tình trạng ngập nước làm hàng chục chuyến bay bị hoãn, thậm chí phải chuyển hướng đáp xuống sân bay khác.

Ngày 10.5, ghi nhận tại khu vực mương A41 của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất (thuộc phường 4, quận Tân Bình), nhiều đoạn mặt kênh bị bồi lấp nặng nề, đủ loại rác thải như rác sinh hoạt, chất thải, phế phẩm, trụ xi măng, than tổ ong, xà bần, cành cây…Rác ngập ngụa khắp các miệng cống gây nghẽn dòng và bốc mùi hôi thối.

san bay tan son nhat nguy co ngap nang do he thong thoat nuoc bi buc tu
Cống thoát nước mương A41 bị bít kín bởi rác.
san bay tan son nhat nguy co ngap nang do he thong thoat nuoc bi buc tu
xà bần, cây gỗ vứt dưới kênh thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Tương tự, hạ lưu kênh Hy Vọng đoạn giáp với đường Phan Huy Ích (phường 15, quận Tân Bình) ngập kín rác. Rác thải chủ yếu là vật dụng sinh hoạt, xác động vật, các chai thủy tinh, thậm chí cả các loại vật liệu xây dựng.

san bay tan son nhat nguy co ngap nang do he thong thoat nuoc bi buc tu
Rác ngập kín khu vực hạ lưu kênh Hy Vọng

Trong khi đó, theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM, tuyến cống 1.000 mm từ khu vực Công ty cổ phần thương mại xăng dầu Tân Sơn Nhất qua mương Nhật Bản có nhiều đoạn thoát nước kém do vướng chất thải xây dựng của nhiều đơn vị. Đặc biệt, đoạn mương hở phía sau Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) có dấu hiệu xuống cấp, sạt lở.

Để đảm bảo việc tiêu thoát nước cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, dự án cải tạo mương A41 dự kiến khởi công vào cuối năm 2017, hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên, đến nay công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án này vẫn chưa hoàn thành.

Đại diện UBND Q.Tân Bình cho biết có khoảng 179 hộ dân cư khu vực P.4 cần giải tỏa, nhưng việc giải tỏa tương đối khó khăn do hầu hết đất trong khu vực này là đất được cấp cho gia đình quân nhân, rất phức tạp về pháp lý. Mức độ lấn chiếm cũng rất nặng nề, có nhiều trường hợp lòng kênh “nằm gọn” trong hộ dân.

Trong khi đó, dự án cải tạo kênh Hy Vọng được UBND TP chỉ đạo thực hiện cấp bách từ năm 2013 nhưng phải đến năm 2016, thiết kế cơ sở của dự án mới được UBND TP phê duyệt. Tưởng chừng dự án sẽ được khởi công đúng như kế hoạch nhưng việc Ngân hàng Thế giới (WB) ra thông báo dừng hỗ trợ 400 triệu USD cho dự án “Quản lý rủi ro chống ngập cho TPHCM” khiến việc cải tạo kênh Hy Vọng đi vào bế tắc.

Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP vừa kiến nghị UBND TP yêu cầu Cảng vụ hàng không Miền Nam triển khai việc nạo vét hệ thống thoát nước bên trong sân bay, đoạn đi qua các đơn vị như: VASCO, nhà máy A41, sư đoàn 370…. Đặc biệt phải có phương án xử lý đoạn thắt nút cổ chai tại tuyến mương hở khu vực phía sau VASCO.

Về lâu dài, Cảng vụ hàng không Miền Nam cần cải tạo hệ thống thoát nước bên trong hành lang bảo vệ sân bay (đoạn từ tường rào an ninh đến tường rào sân bay) nhằm đảm bảo đồng bộ với hệ thống thoát nước bên ngoài do TP quản lý.

san bay tan son nhat nguy co ngap nang do he thong thoat nuoc bi buc tu 25.000 tỷ đồng đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Đơn vị tư vấn trong nước đề xuất phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với chi phí thấp hơn Tư vấn Pháp ...

san bay tan son nhat nguy co ngap nang do he thong thoat nuoc bi buc tu Điều chỉnh giảm chi phí mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hơn 10.000 tỷ

Đơn vị tư vấn trong nước đề xuất phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với chi phí thấp hơn Tư vấn Pháp ...

Ngày đăng: 08:45 | 11/05/2018

/ https://laodong.vn