BOT chỉ là "nạn nhân" của nền kinh tế phi thị trường.
Nguy cơ những con voi trắng BOT
71 dự án BOT góp phần thay đổi bộ mặt giao thông cả nước nhưng nhiều dự án kém hiệu quả tạo nên các “con ... |
BOT Cai Lậy được phê duyệt như thế nào?
Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP - Bộ GTVT) Nguyễn Viết Huy trao đổi với VietNamNet về dự án BOT Cai Lậy. |
Sai phạm ở các dự án BOT: Phải chăng chỉ Bộ Giao thông - Vận tải chịu trách nhiệm?
Mới đây, Thứ trưởng Bộ KHĐT Đặng Huy Đông gây chú ý khi phát biểu việc triển khai các dự án BOT đang không theo ... |
Từ dự án BOT Cai Lậy, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra tại 78 dự án đầu tư theo hình thức BOT và BT. Qua thanh tra hàng loạt sai sót, bất cập tại các dự án BOT, BT được chỉ ra. Theo đó, trách nhiệm cũng được chỉ rõ thuộc về Bộ GTVT, Bộ Tài chính.
Bình luận về vấn đề trên, PGS.TS Lê Cao Đoàn - Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, những sai phạm tại BOT Cai Lậy là ví dụ điển hình nhưng lại mang tính phổ biến.
Sai phạm tại BOT Cai Lậy là điển hình nhưng phổ biến |
BOT thúc đẩy lợi ích nhóm, triệt tiêu tính cạnh tranh
Theo PGS.TS Lê Cao Đoàn, giao thông là yếu tố đầu vào quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn nền kinh tế.
Do đó, một chính sách phát triển BOT, BT không hợp lý sẽ khiến doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn, phí chồng phí, phí không đúng chẳng khác nào “sợi dây” siết các doanh nghiệp.
Trong khi cơ chế quản lý yếu kém, một thể chế, chính sách điều hành không phù hợp, sẽ chỉ thúc đẩy sự phát triển của những yếu tố tạo ra những lợi ích không phù hợp mà triệt tiêu sự phát triển cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường.
Ông Đoàn cho hay, vấn đề nguy hiểm nhất hiện nay chính là sự tham gia của nhiều nhóm vào các hoạt động quản lý. Bằng chứng là qua thanh tra 78 dự án BOT, BT thì cả 78 dự án đều đang bộc lộ nhiều tiêu cực như “cơ chế mềm”, “cơ chế xin- cho”, tước đi quyền lợi chính đáng của người dân và tạo cơ hội cho nhà đầu tư trục lợi.
Đây là bằng chứng chứng minh cho sự yếu kém trong quản lý đang bị chi phối, bị bao trùm bởi một nhân tố, chính là lợi ích.
Theo ông Đoàn, một hình thức đầu tư tốt phải có được một hệ thống điều hành quản trị tốt, phải có được trình độ quản lý tương xứng với hình thức đó mới phát huy được hiệu quả.
Nếu phương thức mới nhưng hệ điều hành cũ thì cuối cùng cũng chỉ như một chiếc đèn cù.
"Sự xung đột gay gắt giữa lợi ích của người dân và doanh nghiệp xảy ra tại BOT Cai Lậy hay tại các dự án BOT nói chung đã cho thấy: BOT chỉ là "nạn nhân" của một chính sách điều hành không phù hợp, chưa theo cơ chế thị trường", PGS.TS Lê Cao Đoàn nói thẳng.
Thay đổi thế nào?
Vẫn khẳng định BOT là hình thức rất tốt để kêu gọi đầu tư, tuy nhiên, những lo ngại BOT bị biến tướng, trở thành miếng mồi sinh lợi của nhiều cá nhân, tổ chức khiến vị PGS không khỏi lo lắng.
Ông Đoàn cho hay, lợi ích này không phải chỉ là của một người mà là lợi ích liên quan tới một nhóm người, nhiều nhóm người nên nếu lợi ích đó méo mó thì toàn bộ quá trình điều hành quản lý đều bị méo mó theo.
Cụ thể ở các khâu từ, xác định mục tiêu xây dựng dự án, chủ trương xây dựng, các nội dung, chỉ tiêu dự án hay khâu xác định các thể chế xây dựng dự án...cho tới khâu xác định các mối quan hệ liên quan tới dự án và cuối cùng là quyết định phê duyệt và khi dự án hoàn thành... tất cả đều cho thấy ở khâu nào cũng có vấn đề.
Khi mà chu trình quản lý diễn ra không theo một trật tự hoặc trật tự đó không phù hợp với những chuẩn mực cần thiết sẽ kéo theo rất nhiều bất cập. Và hệ quả nó để lại là sau khi dự án được hình thành, tới khi thực thi và đi vào hoạt động cứ sờ đâu là sai đó.
Với BOT, khi một dự án BOT hoàn thành để tồn tại nó phải quay ngược lại kinh doanh và kiếm lợi. Nếu hệ thống điều hành quản lý yếu kém, hậu quả sẽ dội ngược lại những người dân, những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ BOT. Hậu quả rõ nhất người dân phải chịu là giá của sản phẩm, các chi phí sản xuất đều bị đội lên do bị tính thêm giá thành vận tải.
Như vậy, nếu người sản xuất, kinh doanh thua thiệt, họ sẽ không còn sức để tái sản xuất và toàn nền kinh tế phải gánh chịu hậu quả. Nếu cứ tiếp tục như vậy đối tượng chịu tác động lớn nhất chính là nền kinh tế, nền kinh tế sẽ không có được một nền tảng, tư liệu bền vững để phát triển.
Ông Đoàn cho biết, ở các nước phát triển để giải quyết những vấn đề như BOT họ làm rất tốt vì cơ chế quản lý của họ tốt, rất minh bạch.
Trong đó, yếu tố thị trường chính là chìa khóa trong điều hành quản lý. Đi theo kinh tế thị trường, tự thân nó sẽ đòi hỏi phải có sự thay đổi căn bản cả hệ thống, nhân lực để phù hợp với một nền kinh tế thị trường. Nếu không có được điều đó thì mọi giải pháp chỉ mang tính tạm thời, có thể giải quyết được vấn đề này nhưng lại làm nảy sinh những tiêu cực, biến tướng khác.
Nhìn vào thực tế hiện nay, vị chuyên gia bày tỏ niềm tin hạn hẹp, ít kỳ vọng vào một sự thay đổi mang tính đột phá trong tương lai. Vì điểm nghẽn mấu chốt hiện nay nằm ở chính cơ chế điều hành.
(http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/sai-pham-bot-cai-lay-dien-hinh-nhungpho-bien-3341525/)
Ngày đăng: 11:17 | 29/08/2017
Theo Hoài An/Báo Đất Việt /