Chỉ huy tổ hợp Patriot Mỹ ở Iraq vội phóng tên lửa khi phát hiện mục tiêu trên màn hình radar mà không ngờ đó là máy bay đồng minh.
Tên lửa Patriot PAC-3 Mỹ trong đợt thử nghiệm năm 2016. Ảnh: Raytheon.
Năm 2003, Mỹ triển khai 62 tổ hợp phòng không Patriot PAC-3 đến Iraq để bảo vệ bộ binh tham gia chiến dịch quân sự tại đây. Tuy nhiên, các hệ thống phòng không này lại tỏ ra kém tin cậy, nhiều lần bắn nhầm gây thương vong cho chính lực lượng Mỹ và đồng minh.
Ngày 23/3/2003, một cường kích Tornado GR4 của Anh bị khẩu đội Patriot Mỹ bắn hạ gần biên giới Iraq - Kuwait khi đang trở về căn cứ, khiến cả hai phi công thiệt mạng. Cuộc điều tra sau đó cho thấy hàng loạt sai lầm, bao gồm cả sự không tương thích trong hệ thống nhận diện địch ta (IFF), đã dẫn tới sự cố này, theo Guardian.
"Tôi nhớ lại thời điểm đó và cho rằng mình có thể đợi lâu hơn, hay hành động khác đi. Tôi đã ra quyết định đó và sẽ phải chấp nhận những hậu quả do nó gây ra suốt phần đời còn lại", nữ sĩ quan Mỹ chỉ huy khẩu đội Patriot phát biểu trong cuộc điều tra sau vụ bắn nhầm.
Trong cuộc thẩm vấn, nữ sĩ quan này khẳng định kíp vận hành Patriot tin rằng họ đang đánh trả một tên lửa diệt radar (ARM) do máy bay Iraq phóng vào khẩu đội tên lửa của mình.
Hệ thống radar trong tổ hợp Patriot đã nhận diện chiếc cường kích Anh là một tên lửa ARM, vũ khí có thể bám theo chùm sóng radar của Patriot và kích nổ gần mục tiêu, tiêu diệt cả khẩu đội.
"Chúng tôi được quyền giao chiến nếu nó đe dọa tính mạng, đó là hành động tự vệ", chỉ huy khẩu đội Patriot cho biết khi được hỏi liệu họ có được phép tấn công các quả đạn ARM hay không.
Các máy bay chiến đấu trong liên quân do Mỹ dẫn đầu đều được lắp hệ thống IFF nhằm tránh những sự cố bắn nhầm đồng đội. Tuy nhiên, nhóm điều tra không quân Anh nhận định IFF trên chiếc Tornado có thể bị hỏng từ trước, hoặc môi trường nhiễu điện tử khiến tổ hợp Patriot nhận nhầm cường kích Anh là mối đe dọa.
"Tổ hợp Patriot này có nhiệm vụ đối phó với tên lửa đạn đạo Iraq, kíp vận hành không được huấn luyện để đánh chặn máy bay hoặc tên lửa diệt radar của đối phương", một quan chức Anh nhận định sau sự cố.
Chỉ huy khẩu đội Patriot cho biết họ hoạt động độc lập, không được kết nối với hệ thống thông tin tác chiến liên quân, vốn cho thấy chiếc Tornado GR4 duy trì liên lạc với kiểm soát không lưu và không phải mối đe dọa.
Sau khi phát hiện vật thể trên màn hình radar, nữ sĩ quan chỉ huy đã yêu cầu cấp dưới liên lạc với các tổ hợp Patriot khác để xác định danh tính mục tiêu. "Chúng tôi không nhận được hồi đáp do toàn bộ hệ thống liên lạc vô tuyến bị hỏng hoặc nhiễu tín hiệu", sĩ quan này cho biết.
Vào thời điểm một tổ hợp khác xác nhận mục tiêu là đồng minh, khẩu đội Patriot này đã khai hỏa và bắn hạ chiếc Tornado.
"Chúng ta có thể thấy sự hoảng loạn. Rõ ràng họ cảm thấy mình đang gặp nguy hiểm và không được huấn luyện để đánh giá tình huống theo hướng khác. Đây là kíp chiến đấu được đào tạo để thực hiện một nhiệm vụ nhất định, nhưng không có khả năng nhận biết những vật thể khác đi lạc vào khu vực tác chiến", một điều tra viên của Anh nhận định về sự cố.
Quân đội Đức thử tên lửa, gây thảm họa cháy rừng
Vụ thử tên lửa của quân đội Đức khiến lửa bùng phát và đang lan nhanh trên vùng đầm lầy ở tây bắc nước này. |
Israel nói Syria bắn 20 tên lửa vào trinh sát cơ Il-20 Nga
Israel khẳng định sự vội vàng và thiếu chuyên nghiệp của phòng không Syria là nguyên nhân khiến trinh sát cơ bị bắn rơi. |
Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì mua chiến đấu cơ, tên lửa từ Nga
Cục Phát triển Thiết bị thuộc quân đội Trung Quốc và người đứng đầu cơ quan này đã bị Mỹ trừng phạt vì mua chiến ... |
Ngày đăng: 06:51 | 25/09/2018
/ https://vnexpress.net