Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/5 vừa qua đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, hay Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), hành động được đánh giá là "kích hoạt cuộc chạy đua hạt nhân ở Trung Đông".
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/5 vừa qua đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, hay Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), hành động được đánh giá là "kích hoạt cuộc chạy đua hạt nhân ở Trung Đông".
Sau khi đưa ra tuyên bố trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng chính quyền Washington sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, mà bộ Tài chính Mỹ cho hay sẽ có hiệu lực vào tháng 11/2018.
Kevin Kams, chuyên gia theo dõi chất thải phóng xạ tại tổ chức Beyond Nuclear, cho rằng quyết định của ông Trump lần này tạo ra “thỏa thuận bị sụp đổ tệ nhất từng có”.
Tổng thống Trump ra thông báo về quyết định đưa Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. |
“Không cần phải bàn thêm về ý nghĩa hành động của ông Trump nữa, hãy để tôi nói về những thứ đã được nói từ vài tuần trước, khi Saudi Arabia xây dựng lò phản ứng nguyên tử mặc dù nguồn điện cho công trình này hoạt động lấy từ năng lượng tái tạo. Nhưng giờ giới lãnh đạo Saudi nói rằng động thái của Iran nhằm hướng tới vũ khí hạt nhân. Saudi đã châm ngòi cho nó”, ông Kevin Kamps nói.
Những gì ông Trump làm thực sự đã mở cánh cửa cho những nghị sĩ diều hâu ở Iran, và nếu họ quyết định chọn phát triển vũ khí hạt nhân để quay trở lại con đường đó thì nó sẽ kích hoạt cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Trung Đông, chuyên gia này nhấn mạnh.
Theo Kevin Kamps, quá trình dẫn tới quyết định của Tổng thống Donald Trump được xây dựng từ một loạt những mâu thuẫn chồng chất trước đây giữa hai phía. Ông ví mối quan hệ Washington-Tehran như “con tàu Titanic đang dần tiến đến một tảng băng trôi”.
Theo lý thuyết, quyết định rút khỏi JCPOA của Mỹ có thể cho phép Iran sản xuất nhiên liệu hạt nhân bao nhiêu tùy thích, như Tehran từng làm cách đây 5 năm, thời điểm người ta lo ngại Iran đang phát triển một quả bom nguyên tử.
Theo chuyên gia, nếu Iran quyết định tái khởi động sản xuất năng lượng hạt nhân thì nước này sẽ không cần mất nhiều thời gian nữa để có thể tái khởi động chương trình vũ khí.
“Tôi không nghĩ rằng việc quay trở lại làm giàu uranium mức độ cao sẽ mất nhiều thời gian nếu Iran quyết định thực hiện. Họ chỉ đơn giản là phải kích hoạt những hệ thống có sẵn", ông nói.
Hành động hôm 8/5 của Tổng thống Mỹ đã đưa cả thế giới quay về thời điểm năm 2012, khi mà nguy cơ về những cuộc đối đầu bất định đã quay trở lại. Những mâu thuẫn dường như sắp chạm tới điểm sôi chỉ chực chờ sẽ bùng nổ.
Lúc này, vai trò kiềm chế của các quốc gia đồng minh của Mỹ gồm Đức, Anh, Pháp cần được phát huy tối đa. Trên thực tế, lãnh đạo cả 3 nước trên cơ bản phản đối những lập luận và hành động của ông Trump. Họ cho rằng thỏa thuận là khuôn khổ mang tính ràng buộc để giải quyết tranh chấp liên quan tới chương trình hạt nhân Iran. Hay nói cách khác, họ đang ngầm biểu đạt rằng chính Mỹ chứ không phải Iran là quốc gia vi phạm thỏa thuận, bởi những thông tin tình báo Mỹ luôn xác nhận rằng Tehran đang thực hiện đúng theo những gì đã cam kết trong JCPOA được ký hồi 2015.
“28 chiến đấu cơ, 60 tên lửa, 23 người thiệt mạng”
Theo thông tin từ bộ Quốc phòng Nga, phía Israel đã tấn công bằng 28 chiến đấu cơ, phóng khoảng 60 quả tên lửa. Trong ... |
Nga sẽ tiếp tục để Israel thoải mái không kích Syria?
Nga nhiều khả năng sẽ không tìm cách hạn chế hoạt động quân sự của Israel ở Syria, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định ... |
Thiên thần nội y Miranda Kerr sinh con trai cho chồng tỷ phú
Bé trai chào đời vào đêm 7/5 và được đặt tên là Hart, theo tên của ông nội tỷ phú công nghệ Evan Spiegel. |
Iran phóng 20 tên lửa vào quân đội Israel ở cao nguyên Golan
Israel tố Iran phóng một loạt 20 tên lửa vào các căn cứ thuộc lực lượng của nước này ở cao nguyên Golan, làm gia ... |
Ngày đăng: 22:22 | 10/05/2018
/ Người đưa tin