Theo tài liệu từ sở NN&PTNT Nghệ An, một trong những nguyên nhân để xảy ra tình trạng phá rừng thời gian qua là do thiếu cán bộ kiểm lâm.

Cơ chế chính sách chồng chéo

Cụ thể, thông tin từ sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An cho hay, dù đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng nhưng thời gian gần đây, ở một số địa phương vẫn để xảy ra việc khai thác gỗ trái phép tại các khu rừng tự nhiên giàu tài nguyên, khu vực biên giới Việt Nam - Lào như ở các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong; hay tình trạng chặt phá rừng tự nhiên đối với diện tích đã giao; diện tích do UBND xã quản lý là rừng nghèo; rừng phục hồi để lấy đất trồng rừng nguyên liệu ở các huyện: Quỳ Hợp, Thanh Chương, Tân Kỳ...

rung chay mau vi nghe an thieu 540 can bo kiem lam

Nhiều địa phương xảy ra tình trạng chặt phá rừng tự nhiên đối với diện tích đã giao.

Cũng theo sở NN&PTNT tỉnh này, nguyên nhân xảy ra thực trạng trên là do cơ chế chính sách và nguồn lực thực hiện chính sách lâm nghiệp thời gian qua thiếu tính ổn định, bền vững và chồng chéo.

Nhiều diện tích đất có rừng của các chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, các cơ chế hưởng lợi, các quy định ràng buộc, chế tài xử lý đối với người được giao, được khoán bảo vệ rừng chưa cụ thể, nên chưa gắn được quyền lợi, trách nhiệm. Do đó, hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ rừng ở một số nơi chưa cao…

Ngoài ra, chính sách tín dụng để thực hiện công tác phát triển rừng hầu như chưa đến được với người dân, đặc biệt là chính sách vay vốn trồng rừng theo Nghị định 75/2015 của Chính phủ do các rào cản về pháp lý như: Người dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, chưa có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng rừng (chưa được giao đất, không có kinh phí thì không thể lập được hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán)...

Thiếu 540 cán bộ kiểm lâm

Đặc biệt, theo tài liệu từ sở NN&PTNT, do Nghệ An có địa bàn quản lý rộng, diện tích rừng quá lớn trong khi đó, lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách còn rất mỏng so với diện tích quản lý.

Bởi theo quy định của Nghị định 119/2006 về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm, cứ 1.000ha rừng/1 kiểm lâm viên; Quyết định 17/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ quy định 700ha rừng có 1 biên chế; theo Nghị định 117/2010 của Chính phủ quy định cứ 500ha rừng đặc dụng bố trí 1 công chức kiểm lâm.

Nhưng thực tế hiện nay, toàn bộ hệ thống kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 400 cán bộ công chức, viên chức (trong đó có 221 cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn) quản lý bảo vệ 942.508ha rừng hiện có.

Như vậy, theo sở này, trung bình mỗi cán bộ kiểm lâm quản lý từ 2.300ha rừng trở lên so với quy định thì diện tích bảo vệ gấp 3 - 4 lần và lực lượng kiểm lâm còn thiếu 540 cán bộ.

rung chay mau vi nghe an thieu 540 can bo kiem lam

Sở NN&PTNT Nghệ An cho rằng tỉnh thiếu cán bộ kiểm lâm (Ảnh: báo Nghệ An).

Mặt khác, theo sở NN&PTNT Nghệ An, các cơ chế chính sách phát triển về lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội hiện nay chưa giải quyết được bài toán về bảo tồn và phát triển. Hay cũng chưa giải quyết được công ăn, việc làm, giảm đói nghèo cho đồng bào dân tộc sống gần rừng và ven rừng. Bởi vậy mà một khi người dân còn đói nghèo thì tình trạng khai thác rừng, chặt phá rừng trái phép sẽ vẫn còn xảy ra.

Để giải quyết thực trạng rừng “chảy máu”, theo báo cáo của sở NN&PTNT gửi HĐND tỉnh và UBND tỉnh Nghệ An, thời gian tới, sở này sẽ tham mưu cho tỉnh Nghệ An ban hành cơ chế quản lý bảo vệ rừng gắn với trách nhiệm người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị chủ rừng và các hạt kiểm lâm. Ngoài ra, tỉnh Nghệ An bố trí nguồn kinh phí cho cấp xã thực hiện chức năng bảo vệ rừng đối với diện tích rừng chưa có chủ quản lý theo quy định…

rung chay mau vi nghe an thieu 540 can bo kiem lam Kiểm lâm nổ 4 phát súng khi xô xát với dân

Trạm trưởng trạm kiểm lâm Phước Sơn (Ninh Phước, Ninh Thuận) nổ 4 phát súng khi xô xát với một số phụ nữ. Vụ việc ...

rung chay mau vi nghe an thieu 540 can bo kiem lam Vườn quốc gia Cúc Phương: "Máu" rừng vẫn chảy

Nhiều tháng nay, "máu" rừng của VQG Cúc Phương vẫn âm thầm chảy bởi vấn nạn lâm tặc. Nhiều cây gỗ lớn đã bị đốn ...

Ngày đăng: 17:00 | 19/12/2017

/ nguoiduatin.vn