Vào dịp 10 năm chiếc iPhone ra mắt, có một câu hỏi đã được đặt ra: Vậy thì nó đã “xóa sổ” những gì?
Câu trả lời thật khủng khiếp: Những chiếc đồng hồ, những chiếc máy nghe nhạc, những camera, hay máy ảnh du lịch... và cả ngành bản đồ thế giới. “Vũ khí” dùng để xóa sổ, cũng khủng khiếp không kém, lại chỉ là những phần mềm giản đơn.
iPhone, hay cách mạng 4.0, hay trí tuệ nhân tạo, hay robot, hay nói chung là công nghệ đang tác động đến mức đảo lộn cuộc sống con người ở khía cạnh cốt lõi: Việc làm.
APEC CEO Summit năm nay là Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử APEC.
Hãy quên Jack Ma với cảm hứng Startup, để nghe một người Trung Quốc khác Ning Tang CEO của CreditEase bày tỏ lo lắng công nghệ làm mất đi không ít những công việc truyền thống.
Còn ngoại trưởng Canada - bà Chrystia Freeland thì nói về một đòi hỏi “phải có kỹ năng mới để thay thế việc làm ở trình độ mới”.
Bao nhiêu trong 2,5 triệu công nhân dệt may sẽ phải “ra đường” khi những con robot đang được “rẻ hóa” sẽ thay thế họ. Những con robot không cần ăn nghỉ, không phải giải trí, thậm chí không cả cần đi vệ sinh?
Bao nhiêu trong số hơn 60% của 90 triệu dân là nông dân sẽ không thể cạnh tranh nổi khi cơ giới hóa đồng ruộng được phổ cập với NSLĐ vượt từ 10-15 lần so với cách làm truyền thống?
Và bao nhiêu ngành nghề sẽ biến mất, như cách của ngành bản đồ thế giới?
Không có cách nào khác, chúng ta phải đối mặt với những câu hỏi ấy.
Tất nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó.
Miễn nhiễm với 4.0, với robot đại thể như chiếc áo dài mà TGĐ Vingroup - bà Dương Thị Mai Hoa mặc trong buổi thuyết trình. Thứ mà CEO Vingroup đã nói tuyệt đối đúng, rằng xã hội của chúng ta phức tạp hơn trong khi robot chỉ có thể làm những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại, chứ không phải những công việc có liên quan đến cảm xúc hay cần sự tỉ mỉ khéo léo của bàn tay thủ công.
Nhưng rõ ràng, ở cả kỹ năng người lao động, tư duy sản xuất mới, và cả não trạng quản lý là điều chúng ta cần thay đổi để bắt kịp ngay từ đầu.
Nhớ có lần một quan chức khoe “gà chạy rông, lợn cắp nách” như những bảo bối khi tham gia TPP. Cái đó, thật ra chưa thể dùng để thoát nghèo chứ đừng nói tới làm giàu.
VN tới 2050 có trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - như một CEO từng dự báo hay không, có lẽ, phải bắt đầu từ hôm nay, từ ngay sau APEC này, bắt đầu từ sự chuẩn bị cho khả năng một tỉ lệ thất nghiệp lớn sẽ tăng theo tháng, theo quý, bắt đầu từ sự lo lắng chứ không phải là sự lạc quan tếu.
Robot ảo được cấp giấy cư trú ở Nhật
Chính quyền một địa phương tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã cấp quyền cư trú chính thức cho một nhân vật ảo trên ... |
Saudi Arabia - quốc gia đầu tiên trao quyền công dân cho robot
Nhiều ý kiến chỉ ra rằng robot này thậm chí còn được hưởng nhiều quyền hơn cả người dân Saudi Arabia. |
Tỷ phú Nhật Bản: Robot sẽ có IQ 10.000
Masayoshi Son cho rằng 30 năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ thông minh hơn con người rất nhiều. |
https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/robot-thay-the-con-nguoi-dung-lac-quan-teu-575502.ldo
Ngày đăng: 21:30 | 11/11/2017
/ Đào Tuấn/Báo Lao động