Câu chuyện cúng “rắn thần” ở Quảng Bình, “cá chép thần” ở Nghệ An đã thu hút sự quan tâm của dư luận những ngày qua. Tuy nhiên, sự việc xong rồi thôi, không ai đứng lên chịu trách nhiệm (?!).
Chen nhau đặt vé số lên "rắn thần" để cầu may. |
Những ngày về sau, sự việc đã bị đẩy lên cao, mang màu sắc mê tín dị đoan như việc một số người “lên đồng”, vật vã nằm trên mặt đất vì bị “người âm” nhập vào thân xác; nhiều người chen lấn nhau vào để được sờ lên lưng, lên đầu “rắn thần”; buồn cười hơn là hình ảnh xô đẩy cầm tờ vé số đặt lên lưng “rắn thần” để mong được… trúng số.
Hai con “rắn thần” được xác định là loài rắn nước thông thường. Sau đó, con “rắn thần” đã bị lực lượng kiểm lâm kẹp đem đi trong ánh mắt thảng thốt, thậm chí là ngăn cản của một bộ phận người dân, chấm dứt sự mê muội, thần thánh thái quá.
Người dân cho rằng mộ “bà ăn mày” rất thiêng. Vấn đề tâm linh của người dân là vấn đề không nên bàn tán hay mổ xẻ nhiều, tuy nhiên không thể vì “thiêng” mà sự việc được đẩy lên cao, mang màu sắc mê tín dị đoan và mục tiêu cho những sự lợi dụng khác chỉ vì xuất hiện 2 con rắn trên ngôi mộ.
Thực tế cho thấy, từ thời nguyên thủy cho đến nay, việc thờ cúng các linh vật là một tín ngưỡng dân gian vẫn tồn tại trong một bộ phận người dân. Về nguồn gốc sâu xa, các nhà sử học cho rằng do thời nguyên thủy nhận thức của con người còn hạn chế, không giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên nên con người thời đó thường thờ thần cây, thần rắn, thần lửa… để mong được che chở, là điểm tựa về mặt tinh thần, ví dụ hình ảnh rắn thần Naga trong văn hóa phật giáo Ấn Độ…
Mặt khác, một bộ phận người dân có quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, “có bệnh thì vái tứ phương”… nên khi nghe thông tin, đồn miệng về sự “thần thánh hóa” là tin ngay và… đến thắp hương cầu khấn.
Vậy, để không xảy ra tình trạng “thần thánh hóa” các con vật trong thực tại, phóng đại các yếu tố văn hóa tâm linh rồi biến tướng thành mê tín dị đoan, việc cần thiết là phải thông tin đầy đủ và cách xử lý nhanh nhạy từ các cơ quan chức năng ngay khi sự việc vừa mới xảy ra.
“Rắn thần”, “cá chép thần” hay nhiều sự việc tương tự khác phải là bài học lớn cho các nhà quản lý văn hóa bởi các sự việc như vậy xuất hiện càng nhiều và càng kéo dài thì càng đánh mất lòng tin và là “trò cười” của văn hóa tâm linh mà trách nhiệm đầu tiên thuộc về các nhà quản lý, nhất là bộ máy chính quyền các cấp trực tiếp và gần dân là thôn, xã.
Bắt con rắn nước ở ngôi mộ vô danh khiến nghìn người tụ tập cúng bái Lực lượng chức năng thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) đã chọn phương án bắt con rắn, di dời khỏi ngôi mộ vô danh để ... |
Còn cá thần, rắn thánh: Đừng mơ cách mạng 4.0! Cá chép, rắn hoang một bước hóa “thần”, người người quỳ sụp cúng bái, hàng nghìn tỷ đồng được hoan hỉ đốt mỗi dịp lễ ... |
Ngày đăng: 08:18 | 06/03/2018
/ Báo Lao động