Trào lưu “Challenge for change” - Thách thức để thay đổi - đã lan tỏa đến nhiều địa phương trong nước. Các bạn trẻ hào hứng tham gia dọn rác thải, rác nhựa, đặc biệt là ở các bãi biển ở Đà Nẵng, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Quy Nhơn.

rac dang thu thach nha khoa hoc va doanh nghiep

Trào lưu “Challenge for change” - Thách thức để thay đổi - đã lan tỏa đến nhiều địa phương trong nước. Các bạn trẻ hào hứng tham gia dọn rác thải, rác nhựa, đặc biệt là ở các bãi biển ở Đà Nẵng, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Quy Nhơn.

Không chỉ theo trào lưu, mà nhiều địa phương đã chủ động triển khai các chương trình bảo vệ môi trường. Hai tháng qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức ngày “Chủ nhật xanh”, ngoài các bạn trẻ, đoàn viên thanh niên, còn có nhiều người dân nhiệt tình tham gia. Một điều rất bất ngờ, đó là không phải ở trung tâm thành phố Huế, mà nhiều huyện xa và miền núi như Quảng Điền, A Lưới, người dân đi dọn rác, trồng hoa, cây xanh.

Các tỉnh Tuy Hòa, Khánh Hòa, nhiều tổ chức như Hội Liên hiệp Thanh niên, các nhà tài trợ, du khách nước ngoài tham gia những chương trình nhặt rác.

Những hoạt động này rất có hiệu quả, thứ nhất là làm sạch bãi biển, thứ hai là thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường, cụ thể là không xả rác.

Nhưng tất cả những nỗ lực này sẽ không bền vững, bởi vì đầu vào các loại vật dụng quá nhiều thứ sản xuất từ nhựa. Túi nylon, ly nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, hàng vạn thứ làm bằng nhựa.

Mỗi năm các đại dương phải hứng chịu khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa, hơn một nửa số rác thải này đến từ 5 quốc gia Châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc, với 2,4 triệu tấn, chiếm 30%. Việt Nam là một trong 5 quốc gia này. Đó là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn “Sáng kiến hành động vì một thế giới không rác thải” được tổ chức ngày 28.12.2018 tại Hà Nội.

Đừng tưởng đổ xuống biển là xong. Hậu quả là nguồn lợi hải sản bị hủy diệt do môi trường biển bị ô nhiễm. Còn nữa, rác từ biển tấn công trở lại, nhiều resort ở Phan Thiết - Bình Thuận từng trả giá khi du khách “tháo chạy” vì bãi biển ngập rác.

Không xả rác là việc cần làm, nhưng hạn chế sản xuất các loại vật dụng bằng nguyên liệu nhựa càng cần hơn.

Vậy thì ai làm được điều này? Việt Nam có số lượng giáo sư, tiến sĩ tính trên đầu người vào hàng cao nhất thế giới, hãy đưa ra các công trình nghiên cứu, sản xuất vật liệu từ các nguyên liệu khác thay cho nhựa. Doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng các công trình nghiên cứu, sản xuất ra các sản phẩm thay túi nylon, thay ống hút, thay ly nhựa... Có nguồn cung đầu vào không phải nguyên liệu nhựa, môi trường sẽ bớt đi gánh nặng, con người cũng bớt đi công sức bảo vệ môi trường.

Còn nữa, lực lượng các nhà khoa học hùng hậu hiện nay cũng nên đóng góp những công trình xử lý rác có hiệu quả, đó mới là căn bản và bền vững.

rac dang thu thach nha khoa hoc va doanh nghiep Người trẻ mượn việc dọn rác để check-in đấy, thì sao nào?

Dù cho mục đích là muốn phô trương, làm hình ảnh hay check-in, nhưng những người trẻ này cũng đã đứng lên, đi ra bãi ...

rac dang thu thach nha khoa hoc va doanh nghiep Hàng chục tấn rác bủa vây hơn 2 km bờ biển Đà Nẵng

Do rác thải, đặc biệt là mỡ vón cục tấp dày đặc vào bờ biển khiến các công nhân rất khó khăn mới thu gom ...

Ngày đăng: 11:12 | 27/03/2019

/ https://laodong.vn