Nếu có một khoảnh khắc kết tinh nghịch lý của phiên điều trần marathon tại Thượng viện Mỹ đối với ông chủ Facebook Mark Zuckerberg hôm 10-4 thì đó hẳn là những dòng tweet.
Các dòng tweet từ hai thượng nghị sĩ Richard Blumenthal và Kamala Harris có nội dung thúc giục cử tri vào đường dẫn tới trang Facebook cá nhân của họ, nơi đang phát trực tiếp cuộc điều trần nói trên.
Hai nhà lập pháp Đảng Dân chủ này nằm trong số những người chất vấn sắc sảo nhất tại cuộc điều trần kéo dài hơn 5 giờ nhưng không có nhiều câu trả lời được đưa ra.
Theo bình luận của Guardian, ra sức "quay" giám đốc điều hành (CEO) Facebook bằng những câu hỏi khó chịu nhất về sự cố để lộ 87 triệu dữ liệu người dùng nhưng những nội dung đăng tải trên Twitter của 2 vị nghị sĩ đã vô tình để lộ quyền năng ngầm của Facebook: này vẫn còn tất cả sức mạnh dù ông chủ Zuckerberg phải ngồi trên ghế nóng.
Các chính khách có thể ồn ào chỉ trích Facebook để xoa dịu sự giận dữ của những cử tri không muốn bị xâm phạm quyền riêng tư, để bảo vệ sự an toàn trên mạng xã hội… Không rõ họ có thể lấy lòng cử tri được tới đâu song họ vẫn tiếp tục gắn chặt với hệ thống này như những "tín đồ" Facebook khác.
Giám đốc Điều hành (CEO) tại cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 10-4 Ảnh: AP
Một chi tiết không kém phần lý thú là trong khi tỉ phú Zuckerberg đang bị câu hỏi của hàng chục thành viên Ủy ban Tư pháp Thượng viện cùng tua tủa ống kính truyền thông bủa vây, giá cổ phiếu của Facebook đã có một trong những ngày giao dịch tốt nhất kể từ khi nổ ra vụ bê bối lộ dữ liệu người dùng liên quan đến Công ty Cambridge Analytica vào tháng rồi.
Chuyên gia phân tích Julia Carrie Wong tại TP San Francisco (Mỹ) cho rằng Facebook là một thế lực ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội hiện đại, nên khó để 44 thượng nghị sĩ Mỹ có thể gói gọn vấn đề trong một cuộc điều trần với chủ đề chung chung: riêng tư trên mạng xã hội và dữ liệu.
Câu hỏi từ các nhà lập pháp này, mỗi người có 5 phút, bao trùm các vấn đề như lưu trữ dữ liệu, can thiệp nước ngoài trong các cuộc bầu cử, quảng cáo, núi tài liệu điều khoản sử dụng dịch vụ "đánh đố người dùng" của Facebook, , độc quyền và cạnh tranh…
Trong các câu trả lời của mình, vị CEO 33 tuổi bám chặt vào niềm tin Facebook đã gieo cấy ngay từ đầu: người dùng kiểm soát dữ liệu của họ.
Trước câu hỏi về việc làm thế nào 87 triệu người dùng Facebook bị chia sẻ thông tin cá nhân trong khi chỉ có 300.000 tài khoản tự nguyện chia sẻ thông tin, ông Zuckerberg đã phải thừa nhận do hệ thống được thiết kế chưa tốt.
Câu chuyện về một phiên bản trả tiền của Facebook, để người dùng có thể tránh những quảng cáo không mong muốn đang được bàn luận nhiều trên truyền thông những ngày qua cũng được đưa ra tại cuộc điều trần. CEO của Facebook khẳng định sẽ luôn có một phiên bản miễn phí của Facebook và lựa chọn trả phí đang được mạng xã hội này cân nhắc.
Facebook để ngỏ khả năng thu phí người dùng
Trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ, Mark Zuckerberg đã chia sẻ, mạng xã hội này sẽ phát hành một bản phiên bản có ... |
Cổ phiếu Facebook tăng vọt sau màn điều trần của CEO Mark Zuckerberg
Cổ phiếu của Facebook tăng vọt sau phiên điều trần của CEO Mark Zuckerberg trước quốc hội về vụ bê bối dữ liệu. |
Thượng viện \'dốt\' công nghệ nên không truy nổi Zuckerberg
5 tiếng đồng hồ, hơn 40 câu hỏi từ các thượng nghị sĩ Mỹ bị đánh giá không đủ sức "nướng" ông chủ Facebook Mark ... |
Thu Hằng
Ngày đăng: 09:07 | 12/04/2018
/ http://nld.com.vn