Nhiều trường tư thục ở Hà Nội cho biết họ gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh đầu cấp, luôn phải ở trong thế bị động. Lý do là vì cơ chế áp đặt trong tuyển sinh từ cơ quan quản lý, “ép” các trường tư phải tuyển sinh vào một thời gian cố định, không cho trường tư cơ hội được tự chủ về phương thức và thời gian tuyển sinh.
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie
Sẵn sàng chịu kỷ luật để có lợi cho phụ huynh
UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt đề án tuyển sinh đầu cấp năm 2018. Theo đó, thời gian tuyển sinh đầu cấp vào lớp 1, lớp 6 bắt đầu từ ngày 1.7. Căn cứ theo các mốc thời gian quy định, phụ huynh lựa chọn hình thức đăng ký dự tuyển cho con em mình theo đúng độ tuổi.
Tất cả các trường tư và trường công trên địa bàn Hà Nội đều phải tuyển sinh theo mốc thời gian này. Nếu trường nào tuyển sinh trước sẽ bị xử lý nghiêm.
Thực tế thời gian qua cũng đã có nhiều trường tư bị “tuýt còi” vì công bố phương thức tuyển sinh trước. Tại hội thảo “Tuyển sinh trường tư thục: Thực trạng và giải pháp” diễn ra tại Hà Nội vào sáng 26.4, nhiều đại diện trường tư thục đã bày tỏ bất bình, phản đối quy định về tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội.
Theo thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), hiện nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là ở TPHCM, hệ thống trường tư thục đã được tự chủ trong tuyển sinh, nhưng ở Hà Nội điều này vẫn là trong mơ với các trường tư thục, đặc biệt trong vấn đề tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6.
“Các nhà quản lý chưa đặt mình trong tâm thế của phụ huynh và học sinh. Trước khi con cái vào lớp 1, lớp 6, tâm lý của cha mẹ bao giờ cũng đi tìm hiểu, tìm trường cho con mình học từ hàng năm trước. Trong khi đó, Sở GDĐT Hà Nội lại có quy định không cho phép các trường được công bố trước phương thức tuyển sinh, điều này gây khó cho nhà trường cũng như phụ huynh.
Nếu Hà Nội không cho các trường tư được tự chủ trong tuyển sinh, chúng tôi vẫn sẵn sàng chịu kỷ luật để có lợi cho phụ huynh. Các vị phải hiểu nếu các trường chủ động công bố phương án tuyển sinh sớm, học sinh sẽ được lợi để có hướng và thời gian ôn tập. Phụ huynh cũng có thời gian dài hơn để cân nhắc việc chọn trường phù hợp cho con mình. Hiện nay, chúng tôi đã tuyển sinh song học sinh vào lớp 1” - thầy Nguyễn Xuân Khang chia sẻ.
Tự lo cơ sở vật chất phải được tự chủ tuyển sinh
Cũng tại hội thảo, đại diện các trường tư thục khác như Đoàn Thị Điểm, Ban Mai, Lương Thế Vinh... cũng bày tỏ mong muốn được tự chủ trong tuyển sinh. Lý do là vì các trường tư phải tự lo cơ sở vật chất, tiền lương trả cho người lao động thì cần tự chủ trong tuyển sinh.
Đặc biệt, đại diện Trường Marie Curie còn cho rằng cơ chế quản lý hiện nay đang gây khó cho các trường tư thục:
“Tại Hà Nội, muốn thực hiện phương thức tuyển sinh nào thì phải đợi được cấp phép, muốn được phép thì phải làm đề án, lập tờ trình để đi xin, rồi chờ đợi được phê duyệt. Mỗi thủ tục đều rất mất thời gian, trong khi đó thời gian tuyển sinh phải thực hiện theo một ngày cụ thể mà TP ấn định.
Việc tuyển sinh chỉ trong một thời gian rất ngắn, khiến chúng tôi xoay không kịp. Tôi xin được kiến nghị, cơ quan quản lý ở Hà Nội hãy mở cửa, cho các trường tư có quyền tự chủ, ít nhất được lựa chọn phương thức và thời gian tuyển sinh theo điều kiện của mình".
Học phí lớp 1 của trường quốc tế ở Hà Nội
Học phí với học sinh lớp 1 năm học 2018-2019 của trường Wellspring gần 124 triệu đồng, trường Quốc tế Hà Nội hơn 463 triệu. |
Không thi lớp 6, trường \'điểm\' xét tuyển ra sao?
2018 có thể là năm cuối một số trường "điểm" tại TP.HCM thực hiện theo phương thức xét tuyển. |
Phụ huynh căng thẳng lo chỗ học cho tuổi “Dê vàng”, Sở GDĐT Hà Nội nêu giải pháp
Trước việc phụ huynh có con học lớp 9 đang căng thẳng vì lượng thí sinh thi vào lớp 10 năm nay tăng đột biến, ... |
Ngày đăng: 17:36 | 26/04/2018
/ https://laodong.vn