'Anh chẳng hiểu gì cả. Không phải là ăn của đút lót, mà là tiền người ta hiếu kính khi lễ, tết, giỗ chạp. Ông cụ là Phó chủ tịch tỉnh, khi thì phụ trách nội chính, khi thì phụ trách kinh tế. Em nghĩ rằng trong két kia có nhiều tiền của lắm đấy'.

quy am ky 49 Quỷ ám (Kỳ 48)

Khi còn là Giám đốc Công an tỉnh, Phó chủ tịch tỉnh là người được nhân dân đặc biệt quý mến. Thậm chí, khi ông ...

quy am ky 49 Quỷ ám (Kỳ 47)

Từ hôm được Thiếu tướng Sa Mát cho biết một chút sự thật về Huỳnh Sơn Đồng và Bảo Lâm, ông Phương suy sụp hẳn. ...

Thiếu tướng Trịnh Lương, Giám đốc Công an tỉnh cùng Phó giám đốc Lê Bình và Chánh văn phòng đến thăm ông.

Thiếu tướng Trịnh Lương đưa cho Đồng một phong bì và nói:

- Đến thăm ông, nhưng không biết mua gì, chẳng biết ông có ăn được gì không. Ban Giám đốc gửi cậu một chút để chăm sóc cho ông.

Đồng cảm động:

- Dạ, em xin thay mặt ba em, cảm ơn anh.

Thiếu tướng Trịnh Lương cùng mọi người vào phòng thăm ông Phương.

Thiếu tướng Trịnh Lương ngồi ở đầu giường, ghé vào tai ông, nói nhỏ:

- Ông ơi, con là Lương đây. Con đến thăm ông đây.

Ông Phương hé mắt ra nhìn, rồi lại nhắm lại.

Thiếu tướng Trịnh Lương nói:

- Ông có nhận ra con không? Con Lương đây. Thằng này là thằng Bình đây ông ơi. Thằng Bình ngày xưa là Đội trưởng Đội An ninh vũ trang. Ông có nhớ không?

Ông Phương lại mở mắt ra, rồi khẽ gật đầu.

Thiếu tướng Trịnh Lương quay sang hỏi Đồng:

- Tại sao cậu không đưa ông đi bệnh viện?

Đồng nói:

- Dạ, thưa các anh, em cũng muốn lắm nhưng bố em dứt khoát không chịu đi. Tâm nguyện của bố em như vậy nên em đành để ông ở nhà. Ông ở nhà thì bà con hàng xóm, láng giềng còn qua thăm ông được. Ông vào bệnh viện thì mọi người muốn vào chơi với ông cũng khó.

Thiếu tướng Trịnh Lương có vẻ không bằng lòng:

- Cậu nói thế là không được. Ông là Phó chủ tịch tỉnh, là người được cả tỉnh quý mến từ xưa đến nay. Bây giờ ông ốm, nằm như vậy, phải đưa ông đi viện để bác sĩ xem xét. Còn nước, còn tát chứ. Tại sao cậu lại để ông nằm ở nhà như thế này?

Ông Phương he hé mắt, rồi giơ tay lên, run run xua. Ông kéo tay Thiếu tướng Trịnh Lương xuống như ra hiệu ghé đầu xuống để ông nói.

Thiếu tướng Trịnh Lương hiểu ý. Anh cúi xuống:

- Dạ, ông nói gì con ạ.

Ông Phương nói đứt quãng:

- Tôi có việc muốn nói riêng với anh… Anh bảo mọi người ra ngoài…

Thiếu tướng Trịnh Lương nhìn mọi người, rồi nói:

- Các anh ra ngoài. Ông có việc riêng muốn nói với tôi.

Khi mọi người ra ngoài hết rồi, ông Phương lại nói:

- Đóng cửa lại.

Thiếu tướng Trịnh Lương ra khép cửa phòng lại.

Lúc ấy, tự nhiên ánh mắt ông Phương linh hoạt hẳn.

Ông bấm vào tay Thiếu tướng Trịnh Lương:

- Cháu đừng lo. Ông không sao đâu. Cháu hãy chờ xem màn kịch này sẽ như thế nào.

Thiếu tướng Trịnh Lương lúc này vẫn chưa hiểu ý ông Phương. Anh nghĩ ông lẫn rồi, mê sảng rồi:

- Trời ạ. Đến thế này mà ông còn đùa. Ông để chúng con đưa ông đi viện nhé.

Ông Phương nhếch mép cười, ánh mắt linh hoạt như bình thường:

- Tôi đã bảo anh không phải lo. Anh cứ để kệ tôi. Nhưng chớ có nói cho ai biết là tôi còn khỏe như thế này nhé. Tôi có việc của tôi. Có việc này tôi muốn nói với anh. Anh cố gắng nghĩ kế cứu lấy thằng Lâm. Tôi sợ hỏng rồi.

Thiếu tướng Trịnh Lương cảm động:

- Dạ, ông cứ yên tâm. Chúng con sẽ giáo dục cháu Lâm.

Ông Phương:

- Bây giờ mà giáo dục thì khó rồi. Nói nó, nó cũng không nghe nữa đâu. Vậy nên phải có những biện pháp mạnh thì may ra mới cứu được nó. Nếu mọi người có hỏi tôi dặn gì riêng anh, anh cứ nói rằng tôi dặn anh làm thế nào cho thằng Lâm vào Công an để nó rèn luyện.

Thiếu tướng Trịnh Lương hiểu ý ông Phương, nhưng vẫn thắc mắc trong lòng là không hiểu tại sao ông Phương lại phải như thế này.

Anh ra mở cửa cho mọi người vào phòng.

Đồng nhìn Thiếu tướng Trịnh Lương bằng ánh mắt dò hỏi, rồi nói nhỏ:

- Ba em nói gì đấy?

Thiếu tướng Trịnh Lương:

- Ông cụ lo cho cháu nội. Ông bảo tôi cho nó vào công an.

Đồng:

- Trời ạ. Có thế mà ông cũng phải bí mật quá. Nói thật với anh, em cũng muốn cho nó vào công an lắm, nhưng nó không nghe. Nó học hành lỡ cỡ như thế, bây giờ vào công an thì cũng biết làm gì.

Thiếu tướng Trịnh Lương:

- Nếu cậu đồng ý, tôi ký cho nó vào làm cảnh sát bảo vệ. Trước mắt cứ làm thế đã. Rèn luyện một năm, rồi cho nó ôn thi cao đẳng. Lúc nãy, tôi đã hứa với ông là sẽ lo việc này. Mà thằng Lâm hôm nay đi đâu?

Đồng trả lời:

- Dạ, thưa anh. Nó đang đi công việc ngoài Hà Nội. Em cũng đã bảo nó là ông đang mệt. Chắc là tối nay nó về thôi.

Số người đến thăm ông Phương rồi cũng vãn.

Đến tối, chỉ còn lại Đồng và Kim Oanh.

Kim Oanh lấy nước cho ông Phương:

- Ông ơi, ông cố uống chút nước đi.

Nhưng Kim Oanh bón muỗng nước cho ông, rồi ông lại đùn ra.

Kim Oanh:

- Anh ạ, bây giờ ông cụ không uống được nước nữa rồi. Kiểu này chắc gay lắm rồi. Anh phải chuẩn bị đi.

Đồng thừ ra:

- Sống chết có số. Ông không qua được thì cũng đành phải chịu. Ông dứt khoát không cho đưa đi viện thì biết làm thế nào. Ông có mệnh hệ gì thì tỉnh sẽ đứng ra tổ chức. Cũng không có gì phải lo.

Bỗng Đồng sáng mắt lên khi nhìn thấy chiếc két của ông Phương ở trong hộc bàn.

Gần như cùng lúc đó, Kim Oanh cũng nhìn thấy chiếc két.

Kim Oanh ghé vào tai ông Phương:

- Ông ơi. Con tiêm thuốc bổ cho ông nhé.

Không thấy ông Phương trả lời gì cả, Kim Oanh bắt mạch cho ông, rồi nói:

- Đúng là mạch của ông yếu thật rồi.

Kim Oanh lại quay sang hỏi Đồng:

- Bây giờ, nếu ông nằm xuống thì cái nhà này tính thế nào?

Đồng nói:

- Không biết là ông cụ sẽ cho ai. Khi ông còn khỏe, đã có lúc anh hỏi ông là khi ông trăm tuổi, căn nhà này ông tính thế nào? Ông chỉ nói lúc nào ông chết hẵng hay. Gần đây, anh có nghe nói ông đã làm di chúc. Một đứa ở ngoài ủy ban nhân dân phường nói rằng trong di chúc, hình như không có tên anh.

Kim Oanh:

- Anh thử nghĩ xem, những năm ông làm Phó chủ tịch tỉnh, thời ấy nhộn nhạo, chắc là bổng lộc cũng không thiếu đâu. Anh có bao giờ nghe ông nói về chuyện tiền bạc của ông không?

Đồng lắc đầu:

- Không. Ngày xưa ông cụ liêm khiết lắm. Làm gì có chuyện ăn của đút lót như bây giờ.

Kim Oanh cười khẩy:

- Anh chẳng hiểu gì cả. Không phải là ăn của đút lót, mà là tiền người ta hiếu kính khi lễ, tết, giỗ chạp. Ông cụ là Phó chủ tịch tỉnh, khi thì phụ trách nội chính, khi thì phụ trách kinh tế. Em nghĩ rằng trong két kia có nhiều tiền của lắm đấy.

Đồng:

- Ừ. Có thể ở trong két.

Đồng giơ tay ra hiệu cho Kim Oanh im lặng:

- Ba ơi, chìa khóa két ba để ở đâu.

Ông Phương vẫn nằm thiêm thiếp như không biết gì nữa. Đồng lay ông, ông cũng không biết gì. Đồng bấm nhẹ vào tay ông, cũng không thấy ông có phản ứng.

Đồng nói:

- Ông cụ gay rồi. Không biết gì nữa.

Kim Oanh nói:

- Anh ạ, phải mở két ra xem ông cụ giấu gì trong đấy. Anh là con duy nhất trong nhà. Về mặt lý thuyết, sau khi ông mất, tất cả tài sản là thuộc về anh. Nhưng với những người như ông, không biết ông có tính toán gì đâu. Theo em thì cứ phải mở ra, xem ông để gì trong đấy.

Đồng:

- Mở làm sao được.

Kim Oanh:

- Đơn giản. Để em gọi người.

Kim Oanh ra ngoài gọi điện thoại.

Chỉ khoảng 30 phút sau, một chiếc xe con đến nhà ông Phương. Từ trên xe, hai gã bước xuống, rồi vào nhà.

Kim Oanh nói:

- Các chú mở cái két này cho chị.

Một gã nhìn chiếc két, rồi nói:

- Nhìn bộ này thì có vẻ hơi khó mở đây.

Kim Oanh:

- Thôi, thôi. Nói chuyện khó với dễ làm gì. Mở luôn đi. Nhanh lên.

Hai gã vội vàng mở túi, lấy đồ nghề.

Đầu tiên, chúng ốp một ống nghe như của bác sĩ, rồi xoay. Xoay đến đâu, chúng đánh dấu đến đấy, rồi ghi vào một cuốn sổ. Sau khi xoay các vòng khóa két, chúng lấy một bộ chìa khóa vạn năng ra và dò tìm. Chỉ mất khoảng 15 phút, hai gã đã mở được chiếc két.

Khi chiếc két được mở ra, Đồng và Kim Oanh lao vào nhìn. Cả hai đều rất ngạc nhiên khi thấy trong két chỉ có mấy loại huân chương, huy chương của ông Phương, chứ không có tiền bạc, giấy tờ gì cả.

Kim Oanh chán nản ra hiệu đóng két lại:

- Tưởng có cái gì. Mấy thứ huân, huy chương này có mà đem nấu phế liệu.

(Xem tiếp kỳ sau)

Ngày đăng: 06:00 | 02/12/2018

Nguyễn Như Phong /