Một Ủy ban Quốc hội Đức cho rằng, Mỹ nên rút quân về nước, chỉ có Nga mới được phép hiện diện quân sự, với mục đích chống khủng bố Syria.
Quốc hội Đức: Mỹ phải rút quân khỏi
Sự can thiệp quân sự của Liên minh do Mỹ lãnh đạo ở Syria đang ngày càng gia tăng, nhưng các nhà phê bình cho rằng, liên minh của Mỹ không có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động quân sự tại Cộng hòa Ả Rập Syria vì không có sự chấp thuận của chính quyền Damascus.
Một ủy ban của Bundestag của Đức (Quốc hội Liên bang Đức) đứng đầu là chính trị gia Alexander Neu của phong trào cánh tả Die Linke, người hiện đang nắm giữ chức vụ là chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, kiêm thành viên của Ủy ban Đối ngoại của Bundestag - cho rằng, sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria được coi là “được cho phép theo luật lệ quốc tế”, khi chính phủ Syria đã chính thức yêu cầu sự trợ giúp từ Moscow.
Theo dịch vụ tin tức Tagesschau của đài truyền hình ARD đưa tin hôm 11/7, ông Alexander Neu lưu ý rằng, các lực lượng Nga đang hoạt động ở Syria một cách hợp pháp, trong khi, vai trò của liên minh Mỹ trong cuộc khủng hoảng Syria phức tạp hơn nhiều.
Chỉ riêng việc cung cấp vũ khí cho các lực lượng đối lập Syria đã là một hành vi vi phạm pháp luật quốc tế; hơn nữa, Mỹ nói rằng can thiệp vào Syria để chống lại IS và các nhóm khủng bố khác là hợp pháp, nhưng khi và chỉ khi Syria là "không thể chống hoặc không muốn chống IS"; tuy nhiên, ở đây Syria rất tích cực trong cuộc chiến chống IS, đã chính thức mời Nga giúp đỡ và đạt được rất nhiều thành tựu trong cuộc chiến này.
Còn Nga đã bắt đầu cung cấp viện trợ quân sự và trực tiếp hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng chính phủ Syria vào cuối năm 2015, sau khi chính quyền của ông Assad chính thức yêu cầu giúp đỡ trong cuộc chiến toàn quốc chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trong khoảng thời gian gần ba năm, Quân đội Syria đã phục hồi các vùng lãnh thổ trên toàn quốc, bao gồm nửa phía Nam, bao gồm cả thủ phủ tỉnh Aleppo; thành phố cổ Palmyra thuộc tỉnh Homs, toàn bộ vùng Damascus, thủ phủ của tỉnh Deir ez-Zor và các khu vực rộng lớn phía nam.
Trong khi đó, Mỹ hỗ trợ lực lượng người Kurd đánh chiếm một phần nhỏ của tỉnh Aleppo, cả tỉnh Raqqa, phần lớn tỉnh al-Hasakah và nửa phía Đông tỉnh Deir Ezzor nhưng không trao trả cho chính quyền Syria mà lập các cơ cấu dân sự để quản lý các địa phương.
Chính quyền của ông Assad luôn lên án liên minh không quân do Mỹ lãnh đạo can thiệp vào cuộc xung đột mà không có sự chấp thuận của nó và đặc biệt lo ngại về việc xây dựng các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở một số nơi của Syria, mà Damascus coi là vi phạm chủ quyền của đất nước.
Nga và Mỹ hiện diện quân sự ở Syria ở 2 thái cực khác nhau
Giới chức lãnh đạo Damascus nhấn mạnh, trước sau gì chính quyền Syria cũng sẽ thu hồi tất cả các vùng lãnh thổ bị ngoại bang và các thế lực chống đối trong nước kiểm soát trái phép. Và đến giai đoạn hiện nay, điều này chuẩn bị trở thành hiện thực khi khủng bố IS đã gần như tan rã.
Theo báo cáo của ủy ban Bundestag, khủng bố IS hiện nay phần lớn đã bị đánh bại và không còn tồn tại như một lực lượng quân sự có tổ chức ở Syria, vì vậy "luật tự vệ của liên minh do Mỹ dẫn đầu ngày càng khó biện minh", và theo họ, Washington nên xem xét việc ngừng chiến dịch quân sự của Lầu Năm Góc ở Syria.
Không chỉ Nga, chính quyền Syria và các nước khác mà ngay cả một số quan chức chính quyền và một vài ủy ban nghị viện Mỹ cũng đã từng thừa nhận rằng, sự can thiệp của Mỹ vào Syria là “không được chính danh” như Nga.
Thậm chí, đa số các cựu quan chức Hoa Kỳ (đây chính là những người được cho là “nói thật nhất” trong giới chính khách Mỹ, chỉ khi đã về hưu họ mới dám nói đúng những suy nghĩ của mình) đã cho rằng, chính quyền của ông Donald Trump nên rút quân khỏi Syria trước khi quá muộn.
Cựu quan chức Mỹ: Nga chính danh, Mỹ ngụy biện
Bình luận về một hành động bị Quân đội Syria tố cáo là “một cuộc không kích của Liên minh chống khủng bố IS do Hoa Kỳ đứng đầu nhắm vào Quân đội Syria ở tỉnh giàu dầu mỏ Deir ez-Zor, để hỗ trợ khủng bố IS” vào ngày 18 tháng 6 vừa qua; cựu nghị sĩ Mỹ Ron Paul cho rằng, Nga có đầy đủ lí do hợp pháp để đưa quân sang Syria, còn Mỹ chẳng có cái cớ nào để ngụy biện cho sự hiện diện quân sự trái phép của họ ở Syria.
Theo ông Ron Paul, cuộc xung đột đa bên ở Syria đã bùng phát theo ý định của nhiều quyền lực nước ngoài, trong đó, một số nước đã triển khai lực lượng chống khủng bố thực sự, còn những nước khác đã cố gắng để hậu thuẫn các lực lượng chống đối địa phương nhằm phục vụ cho lợi ích của họ.
Israel: Syria đánh Quneitra, chống lại ý định Nga
Syria đã triển khai chiến dịch chống quân nổi dậy tại Quneitra, ngay trước thềm cuộc họp giữa hai nguyên thủ Nga và Israel. |
Syria đòi lại loạt tăng T-62M từ tay phiến quân
Các chiến binh ở Nam Syria vừa giao nộp loạt vũ khí cho Quân đội chính phủ Syria (SAA), trong đó có chiến tăng T-62M ... |
Ngày đăng: 15:15 | 12/07/2018
/ http://baodatviet.vn