Nơi ở và ngôi chùa Đường Tăng nghe giảng kinh từ nhỏ vẫn được bảo tồn hơn 1.000 năm nay.

que huong cua duong tang

Huyền Trang tên tục là Trần Y, cao tăng Trung Quốc thời Đường, sinh năm 602 (có ý kiến cho rằng ông sinh năm 600) tại thôn Trần Hà ở Yển Sư, địa cấp thị thuộc thành phố Hàm Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay.

Bố ông là Trần Huệ, cả đời nghiên cứu Phật giáo. Anh trai ông từ nhỏ đã được bố đưa vào chùa làm hòa thượng. Huyền Trang từ nhỏ đã thông minh, sớm được tiếp xúc với Phật học, theo Sohu.

que huong cua duong tang

Trần Y trở thành đệ tử tục gia từ khi 9 tuổi. Năm 11 tuổi, Trần Y đi tu, lấy pháp hiệu là Huyền Trang. Không thỏa mãn với những kiến thức Phật học ở quê nhà, ông quyết tâm đến Ấn Độ, cội nguồn của Phật giáo, để nghiên cứu.

que huong cua duong tang

Năm 629, Huyền Trang lúc ấy 27 tuổi, bắt đầu hành trình hướng về phía Tây thỉnh kinh. Năm 643, ông quay lại cố hương, mang theo 657 bộ kinh Phật và tượng Phật. Ông cũng viết quyển "Đại Đường Tây Vực Ký", để lại cho hậu thế nguồn tài liệu quý giá về địa lý, xã hội và tập quán của miền Trung Á và Ấn Độ trong thế kỷ thứ 7.

que huong cua duong tang

Ghi nhận công lao của ông, Đường Thái Tông ban đất mở rộng Linh Nham Tự, ngôi chùa mà Huyền Trang từng ngồi nghe giảng kinh từ năm 9 tuổi. Chùa sau đó đổi tên thành Hưng Thiện Tự.

Sau khi Huyền Trang mất, để tưởng nhớ ông, vua Minh Thần Tông cho đổi tên chùa thành Đường Tăng Tự. Trong chùa có mộ chôn cất Huyền Trang sau khi ông qua đời năm 664. Trải qua hơn 1.000 năm, ngôi chùa nhiều lần được duy tu, trở thành một trong những di tích Phật giáo nổi tiếng nhất Trung Quốc.

que huong cua duong tang

Tượng đại sư Huyền Trang trong chùa. Từ năm 1992, chùa mở cửa cho khách thập phương tới cúng bái, tìm hiểu Phật giáo. Ngôi chùa rộng hơn 25 mẫu, diện tích xây dựng 6.000 m2, chia làm hai viện. Tiền viện gồm có nơi ở của Đường Tăng, nơi ông giảng kinh, nơi trưng bày kinh phật được ông dịch sang tiếng Trung. Hậu viện là nhà ở của bố mẹ ông.

que huong cua duong tang

"Huệ Tuyền", giếng nước cổ của dòng tộc họ Trần nằm ở góc tây nam tiền viện, do tổ phụ (ông nội) của Huyền Trang là Trần Khang đào.

Hiện người họ Trần trong thôn Trần Hà đa số là hậu duệ của Trần Lâm, anh cả của Đường Tăng. Ông Trần Chí Vĩ, 40 tuổi, là cháu đời thứ 48.

que huong cua duong tang

Giếng sâu 25 mét, nước ngọt mát. Truyền thuyết dân gian Trung Quốc cho rằng nước này làm người thông minh, Huyền Trang vì uống nước này mới trở thành danh nhân thế giới, vì thế đặt tên cho giếng là "Huệ Tuyền".

que huong cua duong tang

Phòng trưng bày kinh Phật, tranh ảnh minh họa hành trình thỉnh kinh của Huyền Trang. Lục Tiểu Linh Đồng, diễn viên đóng vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim nổi tiếng Tây Du Ký, mỗi khi có dịp tới Hàm Dương đều tới đây bái lạy tượng Huyền Trang.

que huong cua duong tang Triệu Lệ Dĩnh - Phùng Thiệu Phong: Đường Tăng và nữ vương đã thành đôi

Triệu Lệ Dĩnh và Phùng Thiệu Phong đã viết nốt câu chuyện dang dở khiến nhiều khán giả tiếc nuối từ phim đến đời giữa ...

que huong cua duong tang 13 bức ảnh hậu trường có thể bạn chưa xem của Tây Du Ký

Tây Du Ký 1986 là bộ phim đỉnh cao về mặt nghệ thuật và giải trí của nền điện ảnh Trung Quốc. Đến nay, dù ...

Ngày đăng: 10:11 | 17/01/2018

/ VnExpress