Các hoạt động kinh tế đêm ở Quảng Ninh như văn hóa, giải trí, ăn uống, mua sắm…, dự kiến diễn ra từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
Ngày 27/12, đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết nội dung trên nằm trong đề án phát triển kinh tế ban đêm, giai đoạn 2020-2025, đang được các cơ quan chức năng hoàn thiện.
"Quan điểm phát triển kinh tế ban đêm của tỉnh là phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế khác biệt, sản phẩm đặc sắc dựa vào 3 trụ cột là thiên nhiên, con người và văn hóa, với phạm vi tập trung vào 4 lĩnh vực: Văn hóa, vui chơi, giải trí; dịch vụ ăn uống; dịch vụ mua sắm; dịch vụ du lịch", đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh cho hay.
Cầu Bãi Cháy, TP Hạ Long về đêm. Ảnh: Minh Cương |
Theo Đề án, việc phát triển kinh tế ban đêm của tỉnh được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (thí điểm) dự kiến từ năm 2021-2022, tỉnh sẽ khảo sát, chọn lọc tổ chức khai thác các khu vực, dịch vụ phục vụ kinh tế ban đêm sẵn có trên nguyên tắc đảm bảo mỹ quan, an ninh trật tự.
Giai đoạn 2 từ năm 2022-2025 hoàn thành quy hoạch định hướng phát triển kinh tế ban đêm.
Giai đoạn 3 dự kiến từ năm 2025 trở đi, hoàn thành đưa vào hoạt động các dự án, tổ hợp giải trí ban đêm...
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng phát triển kinh tế ban đêm sẽ giúp tỉnh phát huy tối đa cơ sở hạ tầng ban ngày, tạo động lực mới cho nền kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân...
"Chúng tôi đang hoàn thiện đề án phát triển kinh tế ban đêm với những lộ trình, kế hoạch cụ thể, hy vọng từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhất là về du lịch, các khu vui chơi, giải trí, ẩm thực sẽ là nền tảng cho kinh tế đêm hình thành và phát triển", vị này nói.
Ngoài ra, Quảng Ninh cũng hy vọng thông qua kinh tế đêm sẽ níu chân đối với du khách lưu trú lâu dài hơn, đồng nghĩa với việc du khách chi tiêu nhiều hơn, qua đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế, gia tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương...
Năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 8,8 triệu lượt, giảm 36,8% so với năm 2019. Trong đó, khách quốc tế đạt 536.000 lượt, giảm 90,6%, khách nội địa ước đạt 8,3 triệu lượt, tăng 0,6% so với năm 2019. Tổng thu từ du lịch ước đạt trên 17.000 tỷ đồng, giảm 42,34% so với cùng kỳ.
Tháng 7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, trong đó cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức hoạt động dịch vụ ban đêm từ 6h chiều hôm trước đến 6h sáng hôm sau tại một số khu du lịch, thành phố lớn. Những nơi này cần có điều kiện thuận lợi để quản lý rủi ro, đông khách du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP HCM, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc...
Sau thời gian thí điểm, các địa phương sẽ đánh giá hiệu quả để hoàn thiện mô hình kinh tế đêm, nhân rộng ra những nơi khác.
Phát triển kinh tế đêm: Sau Hà Nội sẽ là Vân Đồn, Phú Quốc?
Từ tháng 9.2016, Hà Nội thí điểm kinh tế tại quận Hoàn Kiếm khi có tới hàng chục cơ sở kinh doanh sáng đèn tới ... |
Doanh nghiệp trầy trật "thắp sáng" kinh tế đêm
Những mô hình bán lẻ, phố đi bộ, điểm giải trí… ở các thành phố lớn từng chịu số phận khác nhau khi phát triển ... |
Nỗ lực thành ngôi sao kinh tế đêm của Trung Quốc
Không chỉ các hãng bán lẻ, trung tâm thương mại sáng đèn mà Chính phủ Trung Quốc muốn cả y tế và các dịch vụ ... |
Ngày đăng: 14:00 | 27/12/2020
/ vnexpress.net