Do bị một số nhà lân cận lấn chiếm đất trái phép xây nhà, bịt cả lối đi, nên từ năm 2007 đến nay, cứ mỗi lần mưa lớn là nhà ông Phạm Ngọc Lâm (tổ 29, khu 3B, phường Cao Thắng, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) lại bị ngập nặng.

quang ninh cong trinh xay trai phep bit loi di cua nguoi dan ngang nhien ton tai

Con ngõ này hiện hẹp hơn trước đây rất nhiều.Ảnh: NGUYỄN HÙNG

Mỗi lần như vậy, có đêm, ông phải cõng mẹ già chạy ra khỏi nhà. Năm 2008, UBND TP.Hạ Long đã có công văn yêu cầu tháo dỡ công trình vi phạm, nhưng đến nay, công trình vẫn tồn tại, khiến tình hình thêm phức tạp.

Theo ông Lâm, trước đây, trước mặt nhà ông và các hộ dân có 1 con đường tiểu ngạch rộng khoảng 5m, nằm phía dưới tỉnh lộ 336. Tuy nhiên, sau đó, hộ phía trước lấn vào khoảng 3m. Năm 2007, sau khi mua lại nhà của 1 gia đình mặt đường 336, ông Phạm Thuần Hưng đã tự ý lấn tiếp để xây thêm ki-ốt. Trước kiến nghị của người dân, UBND phường Cao Thắng đã lập biên bản, yêu cầu đình chỉ, nhưng ông Hưng không những không tuân lệnh, mà còn xây sang thửa tiếp theo.

quang ninh cong trinh xay trai phep bit loi di cua nguoi dan ngang nhien ton tai
Con ngõ này hiện hẹp hơn trước đây rất nhiều.Ảnh: NGUYỄN HÙNG

Công văn 973/UBND, ngày 30.5.2008, của UBND TP.Hạ Long khẳng định: Hành vi vi phạm của ông Phạm Thuần Hưng không được UBND phường Cao Thắng ngăn chặn và xử lý kịp thời, cương quyết, dẫn đến việc ông Hưng vẫn hoàn thiện công trình và đưa vào sử dụng. Cùng ngày, UBND TP.Hạ Long có công văn yêu cầu UBND phường Cao Thắng ra quyết định cưỡng chế những công trình trái phép trên. Tuy nhiên, những sai phạm đó hiển nhiên tồn tại cho đến nay. Thấy nhà ông Hưng vẫn “bình yên”, một số hộ bên cạnh cũng đua nhau lấn đường xây nhà và bịt luôn lối đi của các hộ dân phía dưới. Hậu quả, từ năm 2007 đến nay, cứ mưa là nhà các hộ dân ở đường tiểu ngạch ngập nặng do địa hình vừa thấp, lại dốc. Những vạch ngấn nước trên tường nhà ông Lâm hiện vẫn còn, trong đó, lần ngập sâu nhất là 1,2m, do nhà ông ở vị trí thấp nhất và như cái túi đựng nước.

Điều ông lo ngại nhất là mẹ ông Lâm - cụ Trần Thị Tín, nay đã 90 tuổi, là vợ liệt sĩ. “Trước đây khi vợ chồng tôi còn đi làm, thấy có khả năng mưa là phải đem gửi bà cụ sang nhà em. Nhiều đêm mưa lớn, tôi phải cõng mẹ già chạy vì nước tràn vào nhà rất nhanh. Tài sản trong nhà như loa đài, máy giặt, tủ lạnh hỏng hết” - ông Lâm cho biết.

Suốt 10 năm qua, ông Lâm đã gửi đơn cầu cứu khắp nơi, từ phường cho tới Thanh tra Chính phủ, nhưng đến nay, những công trình sai phạm vẫn ngang nhiên tồn tại và ông “cứ mưa to lại lo cõng mẹ già chạy”.

quang ninh cong trinh xay trai phep bit loi di cua nguoi dan ngang nhien ton tai Túi tiền của dân còn bị móc đến bao giờ(!?)

Nhiều vỉa hè của Hà Nội được lát đá tự nhiên có tuổi thọ hàng chục năm, tuy nhiên chưa đầy một năm đã hỏng ...

quang ninh cong trinh xay trai phep bit loi di cua nguoi dan ngang nhien ton tai Bến xe cóc “khủng” ngang nhiên tồn tại giữa thủ đô: Cần truy trách nhiệm đến cùng!

Bến cóc “khủng” rộng hàng nghìn mét vuông, là nơi đón, trả khách của các nhà xe chạy tuyến cố định, ngang nhiên tồn tại ...

Ngày đăng: 08:15 | 22/01/2018

/ Lao động